Bạn Tham khảo ạ. Đánh giá 5 sao + Cảm ơn + Ctlhn giúp mình nha, mình cảm ơn!
Bài làm
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân…”
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã không còn xa lạ đối với con người Việt Nam. Bao thế kỉ qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là viên ngọc quý trong kho tàng dân tộc. Trong đó, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện rất thành công tâm trạng cô đơn, buồn tủi, lo sợ cho tương lai của Kiều qua tám câu thơ lục bát, vừa thể hiện thực cảnh mà cũng vừa thể hiện tâm cảnh. Mỗi biểu hiện của cảnh đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng của Thúy Kiều.
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, Thúy Kiều rơi vào tay của Tú Bà, chủ của một lầu xanh. Hiểu ra tình cảnh nhục nhã, éo le của mình, Kiều đã quyên sinh. Sợ bị mất cả vốn lẫn lãi, Tú Bà hoảng hốt vội cứu sống Kiều, tạm đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích và hứa sẽ kiếm cho nàng một tấm chồng tử tế. Những ngày này, Kiều sống trong tâm trạng buồn bã, đau đớn, được Nguyễn Du thể hiện qua tám câu thơ cuối đoạn bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Mở đầu tám câu thơ tác giả viết:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Cửa bể chiều hôm mênh mông. Mặt trời sắp tàn, chỉ còn lại ánh sáng thoi thóp cuối cùng trên mặt nước. Nhìn về cửa bề là một dải dài đang mất hút ở cuối chân trời, phía ấy chẳng có gì ngoài sự trống vắng mênh mông và bầu trời đang dần dần tối. Trên cái nền trời trống vắng ấy nổi lên một chiếc thuyền thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện, không biết đi về phương trời nào. Tác giả đã gợi đến hình ảnh gợi nhớ thương da diết quê hương và gia đình của Kiều. Con thuyền với cánh buồm thấp thoáng trong ánh hoàng hôn nơi cửa bể không chỉ gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương mà còn gợi thân phận lênh đênh trôi dạt của nàng không biết đến bao giờ mới trở về đoàn viên sum họp với gia đình.
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Nước đang đổ từ trên cao xuống, cuốn theo những cánh hoa bị vùi dập, dòng nước đẩy đưa cánh hoa mỏng manh ấy vào cõi vô định. Cánh hoa mỏng manh yếu đuối lại chìm nổi giữa dòng nước đang ào ào tuôn chảy, chắc chắn là không đủ sức chống đỡ sức mạnh tàn phá của thiên nhiên. Đó là hiện tượng thấp thoáng của cuộc sống Thúy Kiều. Rồi đây nàng sẽ đi về đâu?
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
Nội cỏ rầu rầu, héo úa, không còn sức sống, một cảnh hoang vắng, là một đồng cỏ phẳng lặng không một bóng người, không một dòng sông chảy gần đấy. Xa xa cùng chỉ có một màu xanh xanh không rõ ràng. Với những từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” tác giả đã gợi ra sự buồn bã đến vô tận, con người vô cùng nhỏ bé trước không gian nhàn nhạt xanh xanh đó. Nội cỏ giữa chân mây mặt đất toàn một màu xanh trải xa tít tắp như nỗi buồn thương, bi thương vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nó như cái tương lai mịt mờ đang hiện ra trước mắt Kiều không thể nào xác định được. Ngọn cỏ rầu rầu là ngọn cỏ không đủ sức vươn lên cũng giống như Kiều mà thôi.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi.”
Hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả một thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh, với tiếng sóng ầm ầm, bao quanh Thủy Kiều khiến cho nàng sợ hãi. Âm thanh “ầm ầm” được đảo lên đầu câu không chỉ là âm thanh của tiếng sóng, tiếng gió, của đất trời mà còn là âm thanh của cuộc đời bão táp mưa sa đã, đang và sẽ đổ ập xuống cuộc đời nàng - một kiếp người nhỏ bé trong một xã hội đầy rẫy những bất công phi lí. Kiều muốn trốn chạy mọi nỗi buồn nhưng không thể thoát và khi nỗi buồn dâng lên đến tột đỉnh, nó trở thành nỗi tuyệt vọng, sợ hãi trong lòng nàng. Thật đáng thương kiếp hồng nhan giữa mênh mông hoang vắng. Có thể nói, cảnh vật qua đôi mắt Kiều đã được tô đậm liên tiếp dồn dập qua điệp ngữ “buồn trông” lặp lại đến bốn lần tạo âm hưởng trầm buồn dài lê thê và diễn đạt được nỗi buồn bao la mán mác.
Tác giả sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật với điệp từ “buồn trông”. Nhấn mạnh sự buồn của nàng Kiều chồng chất lên nhau. Các từ láy “xa xa”, “man mác”, “rầu rầu”, “xanh xanh”, “ầm ầm”, mặc dù tả cảnh nhưng tác giả vẫn gửi gắm tâm trạng của Kiều vào trong đó. Tất cả các cảnh vật được tác giả cảm nhận qua cấu nhìn và suy nghĩ. Đó là tâm trạng tủi khổ vì số phận trớ trêu, éo le của nàng. Nàng cô độc, buồn bã và nặng trĩu nhớ thương. Những cảm xúc ấy càng trỗi dậy da diết, mãnh liệt trong tình cảnh Thúy Kiều bị bao vây giữa thế lực hắc ám, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng. Tình cảm cao đẹp của Thúy Kiều cùng với cảnh ngộ éo le của nàng khiến người đọc thương xót, sâu xa lòng thương đó chúng ta càng giận cái xã hội độc ác, xấu xa, một xã hội phong kiến, chỉ vì tiền mà đẩy nàng vào một tình cảnh không lối thoát. Một xã hôi không công bằng, bị đồng tiền che mờ lý trí. Cuối cùng, lại chính là những người phụ nữ đáng thương phải chịu những đau khổ. Họ không có tiếng nói, không có sự công bằng ở xã hội này.
Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đại thi hào Nguyễn Du xuất sắc trong việc tả cảnh ngụ tình. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của tác giả Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”. Với bút pháp tài hoa, độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tỉnh và trong việc sừ dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học với con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tâm cảnh phong phú, sinh động mà mỗi lời thơ trong đoạn trích như có máu và nước mắt. Đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình đoạn thơ cho ta thấy sự cô đơn, buồn tủi của nàng, nỗi bất hạnh mà nàng phải chịu khi ở chốn lầu xanh nhơ nhớt này.
Tám câu thơ cuối:
- Cánh buồn xa xa-> nhớ quê hương gia đình.
- Hoa trôi nam mác-> nỗi buồn về số kiếp trôi nỗi.
- Nội cỏ chân mây-> cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, héo úa.
- Ầm ầm tiếng sóng-> nỗi sợ khủng khiếp, hãi hùng.
-> Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy, độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình.
-> Nỗi buồn cô đơn, xót xa bế tắc, tuyệt vọng, chất chúa tầng tầng lớp lớp trog lòng Kiều.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK