Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu...

Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ÔNG GIÀ VÀ NỤ HOA Ở một tập thể kia, tại dãy nhà B, tầng một, có một ông già đến ở cùng con gái là cô H

Câu hỏi :

Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ÔNG GIÀ VÀ NỤ HOA Ở một tập thể kia, tại dãy nhà B, tầng một, có một ông già đến ở cùng con gái là cô Hòa thợ dệt. Tên ông là gì, bọn trẻ con ở khu nhà này chưa biết và và các cô các cậu ấy cũng chẳng cần hỏi. Đã có chú bé láu lỉnh tên Đào đặt ngay tên cho ông già là: “Ông về hưu”. Mà đúng ông cụ vừa về hưu thật. nhỏ. “Ông về hưu” gieo những hạt gì không biết, lúc mọc lên nom cây nào cũng như cây nào. Bọn khỉ đoán không ra. Có đứa rình lúc ông già vắng mặt, bứt cái lá đưa lên mũi ngửi, cũng chịu. Song, đặc biệt có cây hoa hồng bạch, ra hoa trắng thì đứa nào cũng biết. Chẳng là hôm ông cụ đem về trồng, đã có sẵn một bông hoa to bằng cái chén uống nước. Dễ đến hơn tháng sau thì cây hoa đơm nụ, đếm được sáu bảy cái. Ông già chiều nào, sớm nào cũng tưới cho cây hoa. Thế rồi, một buổi chiều ra tưới cây, ông già thấy thiếu ngay hai nụ hoa to sắp nở. Đứa nào đã bẻ ngoéo. Mà bẻ ác chứ, gãy cả cái cành đó. “Ông về hưu” lắc cái đầu, vuốt lại cái cành cây mảnh mai. Mấy bữa sau, ông già vừa dắt xe, mở “cổng vườn” đi được độ năm phút, thì hai cô cậu một trai một gái choai choai lên bảy, lên tám, vạch rào chui vào. Cậu bé đưa tay vặt cái nụ hoa to nhất cho cô bé thì ông già trở về. Cả hai đứng sững tại chỗ. Ông già vui vẻ: - Chào hai cháu! Hai cô cậu trợn tròn mắt. Ông già cười, vừa dựa vào xe hỏi:- Các cháu vào hái nụ hoa à? Cô bé thật thà: - Vâng ạ! Ông già gật đầu bảo cả hai đứa: - Các cháu nhổ cả cây rồi đem về nhà đi, khỏi phải trèo rào đến đây hái trộm. Cô bé sợ hãi còn cậu con trai thì “ớ” ra, ngạc nhiên hỏi: - Sao thế ạ? Ông già về hưu tủm tỉm cười: - Vì rằng, ông chăm chút cho cái cây này mãi mới được mấy nụ hoa thì lại bị các cháu đến bẻ mất, lại bẻ hỏng cả cành. Nếu thích, các cháu nhổ cả cây đem về trồng lấy, khỏi phải đi hái trộm. Chú bé lắc đầu:- Nhưng mà nhà cháu ở tầng ba cơ! Ông già bật cười ha hả: - Thế thì sao bây giờ? Hai “cô cậu” nhìn nhau, cô bé như muốn khóc. “Ông về hưu” gật đầu, bảo: - Thế này nhé! Mấy ông cháu mình cùng trồng chung vậy. Chiều chiều các cháu đến đây tưới cây với ông. Lúc nào nụ hoa nở, ông cho mỗi cháu một bông. Được không? Chú bé nhoẻn cười có vẻ khoái, còn cô bé thì rụt rè: - Vâng ạ! Từ hôm ấy cây hoa hồng bạch của “ông về hưu” không bị bẻ nụ hoa nào nữa. Và, chú bé kia lại là đứa chăm đến tưới cây với ông già nhất . (Theo Phong Thu) Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì? Câu 2: Xác định những nhân vật chính trong câu chuyện “Ông già và nụ hoa”. Câu 3: Trước sự việc cây hoa hồng cứ đơm nụ, nở hoa lại bị vặt mất, “ông về hưu” đã có thái độ và hành động như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó. Câu 4: Khi bắt gặp hai em nhỏ đang hái hoa, “ông về hưu” đã giải quyết sự việc đó như thế nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Câu 5: Từ câu chuyện, em rút ra cho mình những bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống? Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: TRUYỆN THẠCH TƯỚNG QUÂN Đời Hùng Vương, ở làng Yên Việt có hai vợ chồng hiếm hoi. Một hôm, người chồng lên núi, được thần Núi (Sơn thần nhạc phủ) báo mộng cho đá đất làm con(do mẹ đá thụ thai đã ba năm). Một hôm bỗng có tiếng sét ầm ầm nổ, phiến đá trong ao nhà họ tự nhiên nứt ra, xuất hiện một em bé bụ bẫm, kháu khỉnh. Hai vợ chồng đưa về nuôi. Đứa bé lên bảy vẫn chưa biết nói. Bấy giờ có năm mươi vạn quân Man cầm đầu là lục Đinh thần tướng sang chiếm nước ta, thế rất dữ dội. Vua Hùng được thần mách, sai “xá nhân” đến Yên Việt cầu tài. Lúc đó, em bé đang nằm trên giường. Người bố vỗ vào em nói: “Nước nhà có giặc vua sai xá nhân đi tìm, sao không dậy giúp nước còn ngủ mãi ư?”. Thạch tướng (đứa bé) nghe nói, bèn đứng dậy mời xá nhân vào, rồi bảo về nói với vua làm cho một voi đá cao mười trượng cùng lá cờ thiên đế, sẽ dẹp xong giặc. Vua cũng sai thợ đá tạc như lời yêu cầu. Được voi và cờ, em bé vươn cao mười trượng, mặt đỏ như mặt trời mọc, nhảy lên voi cầm cờ có quân sĩ theo sau. Quân Man hồn kinh phách tán, xô nhau chạy trốn, tướng của chúng bị giết tại trận. Thắng trận, Thạch Tướng Quân trở về làng rồi cưỡi voi lên trời. (Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Dóng) Câu 1: Câu chuyện trên kể về ai? Về việc gì? Sự ra đời và lớn lên của Thạch tướng có gì đặc biệt? Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy tác giả muốn ngợi ca truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Nêu tên một truyện dân gian mà em biết cũng ca ngợi truyền thống trên. Câu 4: Từ nội dung, ý nghĩa câu chuyện em thấy mình cần phải có trách nhiệm như thế nào với bản thân và đất nước?

Lời giải 1 :

B1.

C1.

-Ngôi kể thứ ba 

- PTBĐ tự sự

C2.  Ông già, hai cô cậu

C3. Lắc cái đầu, vuốt lại cái cành cây mảnh mai.

C4. Ông hỏi chuyện và khuyên giải

C5.  Chúng ta cần nên bao dung với mọi người.

B2.

C1.

- Kể về Thạch tướng quân

- Kể về sự ra đời của Thạch tướng

- Một hôm bỗng có tiếng sét ầm ầm nổ, phiến đá trong ao nhà họ tự nhiên nứt ra, xuất hiện một em bé bụ bẫm, kháu khỉnh.

C3. Truyền thống yêu nước.

- Thánh Gióng

C4. Cần phải bảo vệ và giữ gìn đất nước.

Thảo luận

-- ad cho em xin vô nhóm ạ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK