câu 1:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
câu 2:
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
VD:
- Nguồn sáng: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn nến đang cháy,..
- Vật sáng: tờ giấy, con người, cái bút.
câu 3:
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng.
câu 4:
Giống nhau:
- Đều là những vùng không có ánh sáng.
Khác nhau:
- Bóng nửa tối có thể nhận được 1 phần ánh sáng , bóng tối thì không.
- Bóng tối có màu đen , bóng nửa tối có màu trung gian.
Nhật thực là hiện tượng khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng theo thứ tự mặt trời ,mặt trăng và trái đất,khi này mặt trăng nằm ở giữa che kín ánh sáng của mặt trời chiếu xuống trái đất thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối
Nguyệt thực là hiện tượng khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng theo thứ tự mặt trời ,trái đất và mặt trăng, khi này trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
câu 5:
1. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy 1 vật khi khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
2. - Nguồn sáng: Là vật tự nó phát sáng.
Vd: Mặt Trời, bóng đèn đang sáng, ngọn nến đang cháy,...
- Vật sáng: Gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Vd: Mặt Trăng, cái bàn, bức tường,...
3. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Vẽ hình: --------->----------
4. - Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có 1 vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối.
- Trên màn chắn phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối.
Điều kiện để quan sát Nhật thực và Nguyệt thực:
- Nhật thực: Vào ban ngày.
- Nguyệt thực: Vào ban đêm.
5. Phát biểu: Tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo 1 hướng xác định gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
6. - Ảnh của 1 vật được tạo bởi gương phẳng có tính chất:
+ Là ảnh ảo.
+ Có kích thước lớn bằng vật.
+ Đối xứng với vật qua gương phẳng.
- Ảnh của 1 vật được tạo bởi gương cầu lồi có tính chất:
+ Là ảnh ảo.
+ Luôn nhỏ hơn vật.
- Ảnh của 1 vật được tạo bởi gương cầu lõm có tính chất:
+ Là ảnh ảo.
+ Luôn lớn hơn vật.
- Ứng dụng:
+ Gương phẳng: Dùng để soi.
+ Gương cầu lồi: Làm gương chiếu hậu xe ô tô, xe máy,...
+ Gương cầu lõm: Dùng trong đèn pha ô tô, mô tô, đèn pin, gương tập trung năng lượng ánh sáng Mặt Trời.
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK