Câu 1:
Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức: Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.
Câu 2:
- San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
- Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.
Câu 3:
Cành san hô trang trí là khung xương đá vôi của san hô.
Câu 4:
Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay
Câu 5:
- Cơ thể hình trụ dài. Gồm 2 phần:
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.
+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
* Thủy tức có 3 hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi: chồi con khi tự kiếm được thức ăn tách ra khỏi cơ thể mẹ.
- Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và sinh dục cái:
+ Tế bào trứng được tinh trùng khác của thủy tức đến thụ tinh.
+ Sau khi thụ tinh trứng phân cắt nhiều lần tạo thành thủy tức con.
+ Sinh sản hữu tính thường xảy ra vào mùa lạnh, ít thức ăn.
- Tái sinh: có khả năng tái sinh thành cơ thể hoàn chỉnh từ một phần cơ thể cắt ra.
Câu 6:
- Những động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở biển: thủy tức, san hô, hải quỳ, sứa, ....
- Động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở nước ngọt: thủy tức
Câu 7:
Loài sứa của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người
Câu 8:
Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là cấu tạo đa bào.
Câu 1 : .Ý nghĩa của tế bào gai của thuỷ tức
Câu 2
Câu 3
Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô.
Câu 4
Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
Câu 5
- Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn
- Sinh sản của thuỷ tức có 3 kiểu:
- Mọc chồi: Chồi con được tách ra khỏi cơ thể mẹ
- Sinh sản hữu tính : tiếp hợp
- Tái sinh : Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra.
Câu 6
- sống ở biển : sứa , san hô , hải quỳ
- sống ở nước ngọt : thuỷ tức
Câu 7
- loài gây ngứa và độc cho người là : sứa
Câu 8
Động vật nguyên sinh:
- Có kích thước hiển vi
- cấu tạo từ 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống
- Phần lớn dị dưỡng
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
Ruột khoang:
- Có nhiều kích thước khác nhau
- Là động vật đa bào
- Dinh dướng:tự dưỡng
- Sinh sản bằng(ss vô tính,ss hữu tính,...).
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK