Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các...

Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đoạt sáo Chương Dương độ

Câu hỏi :

Bài 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan Thái Bình tu chí lực Vạn cổ thử gian san. (Ngữ văn 7- tập 1) 1, Hãy chép lại hoàn chỉnh bản dịch thơ của bài thơ trên. Xác định tên bài thơ, thể thơ và hoàn cảnh ra đời. 2, Chỉ ra hai từ Hán Việt được sử dụng trong bài và giải thích ý nghĩa. 3, Hai câu đầu trong bài thơ đối nhau, em hãy quan sát và nhận xét để rút ra nguyên tắc đối trong bài thơ ngũ ngôn Đường luật. 4, Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả. 5, Hãy chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa hai phần của bài. 6, Cách biểu ý, biểu cảm ở hai bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau? Bài 2: Những địa danh được nhắc đến trong hai câu thơ đầu? Các địa danh ấy gắn với những sự kiện lịch sử nào? Bài 3: Nhận xét về trật tự miêu tả hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử trong bài thơ? giúp mik nhé cảm ơn bạn nhiều

Lời giải 1 :

Câu 1: Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên cố gắng Non nước ấy ngàn thu.

Câu 2: Tên bài: Phò giá về kinh (Tụng gia shoanf kinh sư) Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật Hoàn cảnh ra đời: Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, Trần Quang Khải đã tức cảnh làm bài thơ này

Câu 3: Vạn: mười ngàn giang: sông

Câu 4: Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại. cách biểu ý: -Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả. - Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước.Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.

Câu 6: - Điểm giống nhau của hai bài thơ : + Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau : + Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt + Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

bài 2 :

Đoạt sáo Chương Dương độ :địa điểm: Bến Chương Dương 

sự kiện lịch sử

Lịch sử bến Chương Dương rất hào hùng. Vùng đất này có từ thời nhà Ngô lập quốc. Đây là nơi Dương Tam Kha – em vợ Ngô Quyền bị Tấn Vương Ngô Xương Văn lưu đày. Dương Tam Kha bị hạ tước xuống làm Chương Dương Công.

Tại vùng đất hoang sơ này, Dương Tam Kha giúp dân đuổi thú dữ, cải tạo ruộng đất. Ông đã biến một nơi hoang vắng trở thành vùng đất màu mỡ và sầm uất. Sau khi ông mất, để ghi nhớ công lao của ông, người dân đã lập đền thờ tại đây. Đền Chương Dương được xây dựng cách đây hơn một ngàn năm.

Lúc trước đền thờ của Dương Tam Kha được làm bằng tre gỗ. Sau đó vào năm 1947, đền bị giặc Pháp đốt cháy. Khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, đền được dựng lại và có diện mạo như ngày nay.

Cũng chính vùng đất này đã ghi lại những chiến tích chống ngoại xâm của ông cha ta ngày trước. Đặc biệt cuộc chiến lẫy lừng nhất là triều Trần đánh thắng đại thủy quân Nguyên Mông vào tháng 6/1285.

Vào thế kỷ XIII, dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan, nhà Nguyên ồ ạt sang xâm lược nước ta. Ngay lập tức quân dân nhà Trần tổ chức kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Khi đó, Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ cho Trần Quang Khải bố trí lực lượng. Đồng thời, chặn đánh chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Hồng.

Dưới sự chỉ huy của Trần Quang Khải quân dân nhà Trần đã đánh tan giặc Nguyên trên Bến Chương Dương. Từ đó tạo bước đệm cho việc giải phóng Thăng Long.

Cầm hồ Hàm Tử quan :địa điểm : của Hàm Tử

sự kiện lịch sử

Sau đây là các trận đánh có liên quan đến trận Hàm Tử trong công cuộc 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:

Vạn Kiếp – Lục Đầu (1285): Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa quân đội đôi bên trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285). Sau một loạt trận đánh trước đó, Trần Hưng Đạo quyết định lui binh về Vạn Kiếp. Ngày 11/2/1285, quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy theo hướng thủy, bộ tiến vào Vạn Kiếp.

Quân ta chống giữ suốt 3 ngày liền, trước thế mạnh của địch, Hưng Đạo Vương buộc phải cho quân lui xuống thuyền. Cùng lúc, vua Trần tung 100.000 quân dự bị ở Thăng Long ra Lục Đầu để chặn địch vào Thăng Long.

Chương Dương cướp giáo giặc (1285): Trận Chương Dương độ diễn ra tại bến Chương Dương (nay thuộc địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội) vào khoảng tháng 5, 6 Âm lịch (1285).

Trong trận đánh này, các lực lượng quân Trần đã tập kích phá tan căn cứ thủy quân Nguyên, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh địch, tái chiếm kinh thành Thăng Long.

Trận Tây Kết (1285): Sau các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Trần Hưng Đạo chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Tiếp đó, Vương đem binh đến Tây Kết tấn công quân Nguyên, đặt phục binh bắt sống Toa Đô.

Quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch chống cự không nổi, Ô Mã Nhi và Toa Đô phải đem tàn quân chạy ra biển, tiếp tục bị phục binh của ta đổ ra vây đánh.

bài 3

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.

Trật tự của các địa danh đều được sắp xếp theo trình tự thời gian, và đây là những địa danh nổi tiếng mà quân ta đã tiêu diệt quân xâm lược mạnh, lập chiến công lớn.

+Trận Hàm Tử(cuối tháng 5 năm 1285)

+Trận Chương Dương( 24 tháng 6 năm 1285)

#quynh7anh

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK