Câu 1. Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên theo những cách nào?
Trả lời:
Từ gặp có thể hiểu là biết đến, nhìn thấy. Người kể chuyện đã "gặp" dòng Cổ Chiên trên bản đồ và trong lần trực tiếp đến thăm.
Câu 2. Tìm trong đoạn trích những từ ngữ miêu tả sự trù phú của vùng đất phương Nam.
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả miêu tả sản vật phong phú, dồi dào được chuyên chở trên sông, cảnh tấp nập ngược xuôi buôn bán, cảnh các nhà bè san sát,... Tất cả đều biểu hiện sự trù phú của vùng đất phương Nam.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những chiếc phà tận tụy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh”.
Trả lời:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là nhân hoá. Tác dụng của nó là làm cho máy móc vô tri như cũng có hồn, biết suy nghĩ và hành động, gắn bó, giúp đỡ con người.
Câu 4. Hãy nêu những nét tương đồng về nội dung của đoạn trích này với đoạn trích trong bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” (Nguyên Hồng).
Trả lời:
Đoạn trích này có nét tương đồng về nội dung với đoạn trích bài thơ Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng). Cả hai đoạn trích đều nói đến ký ức thuở học trò, hình ảnh thầy giáo, tấm bản đồ đất nước và những nhận thức về quê hương xứ sở khi đã trưởng thành.
:∨
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK