Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 1. Để chứng minh luận điểm “ Dân ta có...

1. Để chứng minh luận điểm “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ” tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào ? So sánh cách nêu dẫn chứng hai đoạn văn của văn b

Câu hỏi :

1. Để chứng minh luận điểm “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ” tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào ? So sánh cách nêu dẫn chứng hai đoạn văn của văn bản. 2. Đọc câu văn sau để trả lời câu hỏi : “ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”. (1). Trong câu văn trên , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? (2). Chỉ ra những động từ (hoặc cụm động từ )được dung để miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước trong câu văn trên và cho biết tác dụng của chúng

Lời giải 1 :

1. Để chứng minh luận điểm “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ” tác giả đã sử dụng những dẫn chứng theo thời gian, từ trong quá khứ lịch sử vẻ vang của Hai Bà Trừn, Bà Triệu, Trând Hưng Đạo,...cho đến trong cuộc kháng chiến chống Pháp ngày hôm nay

Ở đoạn văn đầu nên dẫn chứng về lịch sử vĩ đại, tác giả chỉ điểm qua cuộc kháng chiến của các vị anh hùng. Còn đến đoạn văn thứ 2, tác giả tập trung làm rõ hơn về lực lượng tham gian cuộc kháng chiến chống Pháp trong hiện tại.Đó là toàn dân ta từ người già đến trẻ em, từ miền ngược đến miền xuôi từ tiền tuyến đến hậu phương,...

2. 

(1) Câu văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc " nó.....", so sánh " một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn,"

(2) những động từ (hoặc cụm động từ )được dung để miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước trong câu văn: lướt qua, kết, nhấn chìm

 Qua đó, tác giả đã gợi tả sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước. Đó là mộtsức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Đồng thời cón khiến câu văn mang âm hưởng hào hùng, bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau:

Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.

2.

(1) Điệp từ, liệt kê, điệp cấu trúc

(2) động từ(hoặc cụm động từ ):bị xâm lăng, lại sôi nổi, kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

=>Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK