Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Trong truyện có hai lời thoại cùa bé Đản: “-...

Trong truyện có hai lời thoại cùa bé Đản: “- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước ki

Câu hỏi :

Trong truyện có hai lời thoại cùa bé Đản: “- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít - Sau khi Vũ Nương mất: Cha Đản lại đến kia kìa?” Hai lời thoại trên liên quan đến chi tiết nào của văn bản? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó? Liên hệ một chi tiết nghệ thuật đặc sắc khác và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm? Câu 4: Đoạn văn (chụp ảnh gửi kèm)

Lời giải 1 :

Câu 1.

*** Lời nói 1 : "Ô hay ! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít"

*** Lời nói 2 : "Cha Đản lại đến kia kìa"

- Đây là lời nói ngây thơ của con trẻ, nói lên đúng suy nghĩ và nhận thức của bé Đản với Trương Sinh.

- Lời nói ngây thơ ấy đã vô tình làm bùng lên cơn ghen tuông đến mù quáng của Trương Sinh và đẩy Vũ Nương vào nỗi oan không thể hóa giải.

- Hành động ghen tuông của Trương Sinh sau lời nói ấy của bé Đản đã càng khẳng định được rằng Trương Sinh là một kẻ ghen tuông mù quáng, ít học.

- Nhưng sang đến lời nói 2 thì đây là khởi nguồn để hóa giải nỗi oan cho Vũ Nương.

+ Chiếc bóng của Vũ Nương xuất hiện đầu tác phẩm khi Trương Sinh đi lính là chiếc bóng của tình yêu thương, của sự hy sinh và bù đắp tình yêu thương của một người mẹ dành cho con của mình.

+ Chiếc bóng ấy thể hiện sự cô đơn mà những người phụ nữ có chồng đi lính như Vũ Nương phải chịu đựng.

+ Chiếc bóng ấy khẳng định sự tảo tần, yêu thương, vừa làm tròn trách nhiệm của cha của mẹ mà nàng dành cho con.

+ Cùng với đó, chiếc bóng cũng chính là nguồn cơn, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nỗi hàm oan của nhân vật Vũ Nương, gây nút thắt cho câu chuyện.

+ Chiếc bóng đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ và đinh ninh là Vũ Nương thất tiết, không còn chung thủy.

+ Cuối cùng, chiếc bóng của Trương SInh chính là chiếc bóng giải oan, là chiếc bóng đem đến sự trong sạch của Vũ Nương và tháo nút cho toàn bộ câu chuyện.

→ Cả hai lời nói của bé Đản đều góp phần làm nên giá trị của câu chuyện. Nếu như lời nói thứ nhất là nguồn cơn thắt nút câu chuyện thì lời nói thứ hai chính là khởi nguồn hóa giải mọi chuyện.


Câu 4.

     Trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng một phép ẩn dụ rất hay khiến người đọc phải suy nghĩ. Chiếc bóng xuất hiện trong bài có thể coi là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, sáng tạo, độc đáo và giàu ý nghĩa. Chiếc bóng của Vũ Nương xuất hiện đầu tác phẩm khi Trương Sinh đi lính là chiếc bóng của tình yêu thương, của sự hy sinh và bù đắp tình yêu thương của một người mẹ dành cho con của mình. Chiếc bóng ấy cũng thể hiện sự cô đơn mà những người phụ nữ có chồng đi lính như Vũ Nương phải chịu đựng và khẳng định sự tảo tần, yêu thương, vừa làm tròn trách nhiệm của cha, của mẹ mà nàng dành cho con. Đứa trẻ chỉ mới lên ba nên luôn tin là cha mình hằng đêm điều đến chơi với mình, mẹ ngồi cha cùng ngồi, mẹ đi cha cũng đi, chỉ có điều cha không bao giờ lên tiếng cũng như bế Đản lên. Còn về phía Trương Sinh, một người ít học, hay suy nghĩ mơ hồ thì khi nghe bé Đản nói về người cha - chiếc bóng của Vũ Nương đã làm cho sự ghen tuông mơ hồ và những suy nghĩ về người vợ không chung thủy với mình. Đó cũng chính là nguồn cơn, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nỗi hàm oan của nhân vật Vũ Nương, gây nút thắt cho câu chuyện. Nhưng ở chiếc bóng thứ hai - chiếc bóng nói về Trương Sinh xuất hiện đã hóa giải được những sự việc đó mà Vũ Nương được giải oan, trả lại sự trong sạch cho nàng, đồng thời cũng khiến cho Trương Sinh cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm với Vũ Nương. Nhờ những chi tiết chiếc bóng do Nguyễn Dữ đưa vào tưởng chừng như đơn giản nhưng đã tạo nên cái chết oan ức của Vũ Nương, phản ánh được xã hội phong kiến tàn bạo cùng với chế độ Nam quyền bất công, phi lý. Bi kịch của Vũ Nương cũng là bi kịch của một lớp người trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Thảo luận

-- thằng tandung154 ý huhu
-- cùng 1 nhóm mà nói xấu nhau á
-- thằng này nó cũng vớ vẩn ý mà. quan tâm mấy cái loại đấy làm gì em
-- Bn ơi có cày đc đại ko bn
-- Cày mệt lắm
-- tình hình này thì chắc chắn không được rồi bạn
-- các bạn cứ off để học tập và làm việc đi. cái này không cày nữa. sau chỉ bật đoàn kết thôi
-- Có thấy ai cày đâu

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK