Cành đào ngày tết
Năm nào cũng vậy, cứ hai sáu Tết , hai chị em tôi lại được bố cho lên Nhật Tân để xem vườn đào nổi tiếng của Hà Nội.
Hôm đó khí trời khá lạnh, thỉnh thoảng những cơn gió bấc thổi từ sông lên, hất vào mặt khiến tôi run lên vì lạnh.
Dọc hai bên đường là những hàng đào chạy dài thẳng tắp. Đâu đâu cũng chỉ thấy đào, bạt ngàn một màu đỏ rực. Cây đào không cao lắm, chỉ bằng người tôi thôi, có cây lớn hơn một chút. Thân cây màu nâu xám và bóng.
Cách mặt đất khoảng ba, bốn tấc, đào chia ra nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành đào vẫn màu nâu xám nhưng nhạt và sáng bóng hơn. Mỗi cây đào mang một dáng vẻ khác nhau.Có cây cành khum khum đan tròn vào nhau trông rất đẹp mắt. Có cậy lại được tỉa tót uốn lượn hình con sông, con hạc đang xòe đuôi, xòe cánh. Người ta gọi những cây đó là đào thế.
Cũng như mai vàng, trước Tết một tháng đào được vặt trụi lá. Nhưng chỉ sau hai tuần, trên mỗi cành, mỗi nhánh đã chi chít những nụ đào nhỏ xíu và một màu đỏ tươi đã bắt đầu ló dạng. Đâu đó, những bông hoa mới nở đậu chênh vênh trên các cành. Hoa đào năm cánh mảnh mai như đang khoe sắc trước nắng xuân. Sắc hoa đào màu đỏ tươi, càng rét đạm hoa càng nhuộm sắc. Hương hoa thoang thoảng một mùi thơm nhẹ nhàng.
Hoa đào cũng giống như hoa mai, góp phần tô điểm cuộc sốg cuủa con người. Mỗi khi Tết đến, ai ai cũng muốn trưng một cành đào trong nhà và cầu cho mọi sự tốt đẹp sẽ đến với họ.
1. Mở bài: Giới thiệu cây đào (đào phai/ đào bích,…) vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.
- Đào tượng trưng cho sự trang nghiêm, ấm cúng của mùa xuân xứ Bắc.
- Cành đào ngày Tết là hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn người Việt Nam.
2. Thân bài:
- Miêu tả đặc điểm hình dáng của cây:
+ Tả khái quát: Cây cao chừng nào? Dáng cây tự nhiên hay được tạo thế?
+ Tả chi tiết (chú ý miêu tả chọn lọc, kết hợp quan sát với liêng tưởng, so sánh và nhận xét):
+) Thân cây nhỏ, đầy đặn, màu nâu sần đã được bàn tay khéo léo của người thợ tạo dáng một con rồng như đang uốn mình bay lên.
+) Tán cây rộng, tỏa đều và cân cối, lá đào màu xanh mướt, thanh mảnh, nhỏ nhắn.
+) Những nụ đào chúm chím phớt hồng, e ấp trong đài lá xanh non. Lác đác một vài bông hoa đã nở trong gió xuân và mưa xuân se lạnh…
- Hình ảnh cây đào trong ngày Tết:
+ Cây đào được đặt trang trọng trong nhà, đem đến một không khí ấm áp đặc trưng của ngày Tết.
+ Trong hơi ấm nồng nàn của mùa xuân, những nụ đào đã bắt đầu nở hoa:
+) Hoa đào mọc sát cành, xen kẽ với lá như được nàng tiên của mùa xuân cài lên để làm duyên cho cây. Cánh hoa kép, xòe ra thành từng lớp, cánh đào mịn màng như lụa, duyên dáng trong một sắc hồng thắm làm nổi bật màu vàng tươi của nhị hoa.
+) Trong cái se lạnh của buổi sáng đầu tiên của năm mới, ngắm nhìn hoa đào nở rực rỡ, lòng người bỗng cảm thấy ấm áp và vui lạ lùng.
+) Cứ thế, hoa đào dịu dàng khoe sắc làm đẹp cho đời trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
- Cảm nghĩ về hoa đào:
+ Nhớ đến truyện cổ tích Việt Nam (Sự tích hoa đào); truyện vua Quang Trung ra Bắc dẹp quân xâm lược nhà Thanh, vào ngày Tết không quên cắt một cành đào, dùng lụa điều bọc kín truyền lính phi ngựa cấp tốc vào Nam, tặng cho người vợ xứ Bắc của mình.
+ Thú chơi đào trở thành nghệ thuật.
3. Kết bài:
- Hoa đào chính là một trong những hình ảnh biểu trưng cho cái Tết cổ truyền của người Việt Nam. Hoa đào nhắc nhở mỗi người con xa quê nhớ về gia đình và không khí đoàn tụ ấm áp, thiêng liêng của ngày Tết.
- Lo lắng về tốc độ phát triển của đô thị lấn át đất trồng đào của Hà Nội.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK