Câu 1:
Bài thơ viết về cảnh cầu Hàm Rồng. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó: màu sơn “đỏ” của cầu, màu “xanh” của núi Ngọc Sơn, độ “sâu”của dòng sông Mã hùng vĩ, cảnh nhộn nhịp “buông câu” của những con thuyền đánh cá, hình bóng xe lửa Bắc - Nam chạy qua chạy lại trên cầu.
Câu 2:
Bốn câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ: còn đỏ, còn đối, còn sâu, còn thuyền đánh có, còn xe lửa chạy,... đã gợi tả nỗi day dứt, băn khoăn của tác giả về cảnh sắc Hàm Rồng. Cảnh Hàm Rồng đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ với tất cả màu sắc, hoạt động,... Giờ đây, phải xa Hàm Rồng, tác giả băn khoăn không biết Hàm Rồng có còn giữ nguyên được những vẻ đẹp đó hay không.
Câu 3:
Trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bảy giờ/ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Cầu Hàm Rồng được tác giả nhắc đến như một con người, một người bạn trị âm trị kỉ, một cố nhân. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng “có đợi chờ” mình để “cùng nhau” tâm sự, giãi bày.
Câu 4:
Đoạn thơ cho ta thấy tình cảm yêu mến tha thiết của nhà thơ Tân Đà đối với cầu Hàm Rồng nói riêng và đối với quê hương đất nước nói chung.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK