Bài làm:
Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
C. Ríu rít.
*Giải thích:
- Ríu rít là chỉ tiếng chim hót.
- Các từ "xa xa, chốc chốc, mải mốt" là chỉ tính chất, trạng thái và dáng vẻ của một vật hoặc một người.
*Khái niệm: Từ tượng thanh là những từ mô phỏng lại âm thanh của tự nhiên và con người.
Câu 2: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
B. Xôn xao.
*Giải thích:
- Xôn xao là chỉ tiếng nói của nhiều người cùng một lúc, tạo nên một âm thanh nhỏ nhưng đủ để nghe.
- Các từ xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch là những từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ của một vật hay một người nào đó.
*Khái niệm: Từ tượng thanh là những từ mô phỏng lại âm thanh của tự nhiên và con người.
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” Thanh Tịnh là ai?
D. Nhân vật “tôi”.
*Giải thích: Xuyên suốt tác phẩm, tác giả Thanh Tịnh đề cập nhiều nhất những tâm trạng, cảm xúc và những kỉ niệm của nhân vật "tôi" vào ngày đầu tiên đến trường.
Câu 4: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết bằng thể loại:
A . Hồi ký
*Giải thích: Tác phẩm kể lại cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh của chú bé Hồng, cũng chính là tác giả Nguyên Hồng.
Câu 5: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào? “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
C. Hoạt động của răng.
*Giải thích: cắn, nhai, nghiến là những từ chỉ hoạt động của răng.
Câu 6: Câu văn nào dưới đâu có chứa tình thái từ?
B. Con hãy đi đi.
*Giải thích:
- Ở câu A: Có từ "Ôi" là thán từ.
- Ở câu C và D không có tình thái từ.
⇒ Chọn B.
Câu 7: Từ “ Vâng” trong câu văn sau thuộc từ loại nào?“ Vâng, con làm bài tập ngay đây ạ!”.
A. Thán từ.
*Giải thích: Từ "Vâng" chỉ thán từ gọi đáp.
Câu 8: Trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri , họa sĩ nào đã vẽ bức tranh Chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết?
D –Bơ-men.
*Giải thích: Trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng", nhân vật cụ già Bơ-men là người đã hi sinh bản thân trong đêm mưa gió để làm nên kiệt tác "Chiếc lá cuối cùng".
Câu 9 : Trong đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” –Xéc-van-tet, nhân vật Đôn Ki-hô-tê đã xem những cối xay gió là ai ?
A. Những tên khổng lồ độc ác.
*Giải thích: Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió", nhân vật Đôn-ki-hô-tê đã xem những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ độc ác (tham khảo thêm ở SGK Ngữ Văn 8 tập 1 - trang 75).
Câu 10 : Dòng nào sau đây nói đúng về tình cảnh của lão Hạc trong truyện ngắn “ Lão Hạc” – Nam Cao ?
B. Vợ mất, con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, nghèo khổ.
*Giải thích: Lão Hạc được nhà văn Nam Cao giới thiệu là một lão nông dân có hoàn cảnh nghèo khó, vợ mất sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK