Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đọc khổ thơ này và trả lời câu hỏi: Anh...

Đọc khổ thơ này và trả lời câu hỏi: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân, An

Câu hỏi :

Đọc khổ thơ này và trả lời câu hỏi: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. a) Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? b) Nội dung, ý nghĩa của khổ thơ là gì?

Lời giải 1 :

Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật:

-So sánh anh em với chân tay nhằm nhắn nhủ anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng.

- Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em,thể hiện sự gần gũi,gắn bó.

Nội dung, ý nghĩa của khổ thơ:

Khổ thơ là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết tương trợ lẫn nhau, là chỗ dựa cho nhau khi gặp khó khăn và chia sẻ với nhau niềm vui buồn trong cuộc sống. Có vậy gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

XIN CTLHN VÀ 5*

Thảo luận

Lời giải 2 :

a) Biện pháp nghệ thuật :

- Điệp từ : "Anh em"

- Hoán dụ : "một nhà cùng thân" ; "hai thân"

- So sánh : "như thể"

b) Nội dung , ý nghĩa : Anh em trong nhà là cùng máu mủ ruột thịt , cùng cha mẹ sanh ra và nuôi nấng. Vì vậy phải hòa thuận , yêu quý , giúp đỡ nhau để hiếu kính cha mẹ , để gia đình luôn hạnh phúc.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK