Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Giúp mk với: Viết bài văn nghị luận xã hội...

Giúp mk với: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của anh (chị) về chủ đề: Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động.

Câu hỏi :

Giúp mk với: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của anh (chị) về chủ đề: Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động.

Lời giải 1 :

A, MB

- giới thiệu quan điểm: Nhân tài không bước ra từ sách vở mà được rèn luyện qua lao động.

- Khái quát chung nội dung: những con người tài giỏi bên cạnh việc xây dựng kiến thức ký thuyết mà còn phải trải qua quá trình lao động, rèn luyện vô cùng cực nhọc và lâu dài mới có thể thành công.

- Quan điểm nêu lên bài học cho mọi người muốn thành công, đặc biệt là học sinh, sinh viên

B, TB

1, giải thích quan điểm

- Bước ra từ sách vở: tức là những kiến thức lý thuyết được học tại trường lớp, hoặc thu nhặt được trong quá trình sống và làm việc.

- Rèn luyện qua lao động tức là quá trình làm việc và trải nghiệm những công việc trong cuộc sống. 

--> Bài học: bên cạnh việc học những lý thuyết thì việc thực hành và áp dụng những kiến thức được học trong cuộc sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ có làm việc mà con người được rèn luyện và trở thành những người tài giỏi

2, Bàn luận

- Những lý thuyết giúp con người hiểu rõ được những vấn đề trong cuộc sống một cách tổng quan.

- Tuy nhiên, qua quá trình làm việc và thực sự bắt tay vào công việc thì con người mới thực sự hiểu rõ tính chất công việc. Qua quá trình từng ngày áp dụng lý thuyết vào thực hành và dùng thực hành để soi sáng lý thuyết, con người thực sự sẽ hiểu và làm được việc trên môi trường thực tế khắc nghiệt hơn rất nhiều. Chỉ qua quá trình làm thì con người mới có thể có những trải nghiệm quý báu và được lăn lộn với những thử thách thực sự.

- Trải qua những bài học, đúc rút kinh nghiệm và bài học thì con người mới dạn dày và thành công trong lĩnh vực mình làm

3, Liên hệ thực tế.

Những tỷ phú như Bill Gates, Steve Jobs hay Warren Buffet đều phải lăn lộn thương trường từ rất sớm

- Bản thân em cần phải học đi đôi với hành và nỗ lực ko ngừng

C, KB

BÀI LÀM

Có quan điểm cho rằng:"Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, Theo em, bài học được nêu ra là: những con người tài giỏi bên cạnh việc xây dựng kiến thức lý thuyết mà còn phải trải qua quá trình lao động, rèn luyện vô cùng cực nhọc và lâu dài mới có thể thành công. Quan điểm này đúng với mọi người trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ học sinh,sinh viên chính là những thế hệ tương lai của đất nước

Bước ra từ sách vở tức là những kiến thức lý thuyết được học tại trường lớp, hoặc thu nhặt được trong quá trình sống và làm việc. Còn rèn luyện qua lao động tức là quá trình làm việc và trải nghiệm những công việc trong cuộc sống. Đây chính là bài học thiết thực cho con người đó là, bên cạnh việc học những lý thuyết thì việc thực hành và áp dụng những kiến thức được học trong cuộc sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ có làm việc mà con người được rèn luyện và trở thành những người tài giỏi theo thời gian. 

Trên thực tế, lý thuyết giúp con người hiểu rõ được những vấn đề trong cuộc sống một cách tổng quan. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc và thực sự bắt tay vào công việc thì con người mới thực sự hiểu rõ tính chất công việc mà mình đang làm. Qua từng bước trong quá trình áp dụng lý thuyết vào thực hành từng ngày và dùng thực hành để soi sáng lý thuyết, con người thực sự sẽ hiểu và làm được việc trên môi trường thực tế khắc nghiệt hơn rất nhiều. Chỉ qua quá trình làm thì con người mới có thể có những trải nghiệm quý báu và được lăn lộn với những thử thách thực sự. Hơn nữa, để đạt được thành công thì sự quyết tâm và ý chí cao trong công việc là cần thiết. Nhờ đức tính kiên trì, con người mới thực sự nỗ lực và đạt được thành công cùng phương pháp: Học đi đôi với hành. Việc trải qua những bài học, đúc rút kinh nghiệm và bài học thì con người mới dạn dày và thành công trong lĩnh vực mình làm.

Những bằng chứng từ cuộc sống như những tỷ phú lừng danh như Bill Gates, Steve Jobs hay Warren Buffet đều phải lăn lộn thương trường từ rất sớm. Họ đều bước vào đời bằng đôi bàn tay trắng và trải qua rất nhiều lần thất bại cũng như học hỏi, làm việc không ngừng thì mới thành công. Ngày nay có hiện tượng sinh viên ra trường không xin được việc làm. Một trong những nguyên nhân hàng đầu là do thiết óc quan sát và khả năng làm việc thực tế. Nguyên nhân là từ việc thiếu sự làm việc thực tế. Chính vì vậy, bản thân em cần phải học đi đôi với hành và nỗ lực ko ngừng để có thể trở thành con người hoàn thiện và tài giỏi.

Tóm lại, quan điểm đã nêu lên được một bài học đó chính là học phải đi đôi với hành. Chỉ khi vừa học lý thuyết và thực hành thực sự thì con người mới có được cái nhìn tổng quát và chân thực nhất về công việc mình làm để thành công.

Thảo luận

-- bạn cheesiechanie giúp mk mấy đề này đc ko :v thứ 3 mk phải nộp r :v
-- bạn cứ đăng lên để mọi người cùng giúp bạn nha^^
-- tối nay bạn giúp mk luôn đc ko :v

Lời giải 2 :

Kiến thức của nhân loại là một đại dương mênh mông không có đáy, không ngừng thay đổi, biến động. Và sự nghiệp học của con người chưa bao giờ dừng lại để tìm tòi những thứ mới, biến cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Thế nhưng, nếu chỉ để kiến thức nằm trên những trang giấy, đó sẽ chỉ là kiến thức chết. Chính vì thế, Học phải đi đôi với hành.

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.

Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học vẫn hơn. Ông cha chúng ta đã khẳng định: Bất học bất tri lí, có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải, là đúng. Người có học khác hẳn người vô học không phải chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở nhiều thứ khác như trình độ nhận thức, khả năng ứng xử trong giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc trong những tình huống phức tạp… Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà vô ích, giống như truyện ngụ ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học nghề giết rồng để rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.

Ngược lại, hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến trình làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích hợp với những hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Trong thời đại công nghệ khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì cung cách làm việc ấy không còn phù hợp nữa.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, học tập không ngừng. Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết dẫn đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết… Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc học mà phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa học và hành.

Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề cao trong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế.

Khi nói học đi đôi với hành là chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực sự quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao, người học nên biết cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn sao cho hài hòa, hợp lí. Giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ như hai chân của một con người, thiếu một chân thì con người chẳng thể đứng vững. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc.

Có thể nói Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu cho phương châm học đi đôi với hành. Bác đã từng khẳng định: lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và sử dụng thành thạo không chỉ trong giao tiếp mà còn viết văn, viết báo bằng ngoại ngữ.

Những tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Pháp như: Con rồng tre, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tập thơ Nhật kí trong tù và những bài thơ chữ Hán mà Bác sáng tác là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.

Học đi đôi với hành có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với các ngành nghề, các môn kĩ thuật. Thật đáng tiếc cho những ai chỉ giỏi lí thuyết sách vở mà phải bó tay trước thực tiễn sinh động và phong phú hằng ngày của cuộc sống.

Học đi đôi với hành không chỉ bó hẹp trong nhà trường, không chỉ là một cách học để nắm vững kiến thức mà còn là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức ấy khi ra ngoài xã hội. Những gì được học phải đem áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải học để biết rồi bỏ đó. Rất nhiều học sinh đã được học những lời hay ý đẹp trong trường nhưng khi bước ra đời thì lại có những ngôn từ hành động không đẹp, thậm chí đáng chê trách. Hãy biến những tri thức, những bài học cuộc đời đầy ý nghĩa mà ta thâu nhận được từ sách vở thành hiện thực. Như vậy thì những kiến thức đó mới trở nên thật sự có ý nghĩa.

Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học, đề cập đến một phạm vi khá rộng với những biểu hiện phong phú, đa dạng. Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn vì lí thuyết ấy được biến thành việc làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Điều quan trọng nhất là làm sao đưa lí thuyết vào thực tiễn để được kiểm nghiệm, cụ thể hóa bằng những sản phẩm có thực. Chẳng hạn, khi học xong lí thuyết một kiểu bài tập làm văn, học sinh phải thực hành bằng một bài làm văn cụ thể. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học không thể tách rời với hành. Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử dụng từ thường xuyên trong bất cứ tình huống giao tiếp nào. Như vậy thì việc nhớ từ mới trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học. Nếu bạn chỉ chăm chú học thuộc các thì trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, bạn sẽ khó nhớ và mau quên. Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết, bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. Một bài học của môn giáo dục công dân về tình bạn chúng ta chỉ nghe thoáng qua như một mớ lí thuyết giáo điều, thế nhưng nếu thầy, cô giáo cụ thể hóa những khái niệm gọi là chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, hi sinh… bằng thực tế cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ thấy bài học ấy cực kì sống động và giàu ý nghĩa.

Có người đã từng nói: Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Tuy có phần cực đoan nhưng câu nói đó đã khẳng định đúng về giá trị của thực tiễn trong đời sống con người.

Quả thực, nếu học mà không có hành thì việc học chưa trọn vẹn. Lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì đó chỉ là lí thuyết suông. Không có hành, người học dường như chỉ nắm lí thuyết một cách máy móc, nửa vời, dẫn đến kết quả là những kiến thức đó sẽ trở nên mơ hồ, không chắc chắn.

Một thực tế đáng buồn là từ trước đến nay, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả không cao vì chỉ khư khư ôm lấy lí thuyết mà không chịu thực hành. Một phần do các bạn ấy chưa nắm được tầm quan trọng của phương châm học đi đôi với hành, một phần xuất phát từ tâm lí e ngại, lười hoạt động. Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng ta phải biết kết hợp một cách hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn. Việc tuyệt đối hóa bất cứ một phương diện nào cũng sẽ phản tác dụng. Nếu quá đề cao lí thuyết, bạn sẽ rơi vào cách học máy móc, nặng nề, sách vở. Nếu thiếu những nền tảng lí thuyết cơ bản, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc.

Học đi đôi với hành là kim chỉ nam cho mọi người trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức và tạo dựng sự nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Quan niệm trên là phương châm đúng đắn cho ngành giáo dục nước nhà nói chung và cho mỗi con người nói riêng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK