Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 1.Năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương là:...

1.Năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương là: (1 Điểm) a. 1870 – 1907 b. 1724 – 1791 c. 1835 – 1909 d. 1778 – 1858 2.Đáp án nào dưới đây đúng về cuộc đời Tú Xư

Câu hỏi :

1.Năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương là: (1 Điểm) a. 1870 – 1907 b. 1724 – 1791 c. 1835 – 1909 d. 1778 – 1858 2.Đáp án nào dưới đây đúng về cuộc đời Tú Xương? (1 Điểm) a. Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái b. Ngắn ngủi, nhiều gian truân c. Dạy học và sống thanh bach ở quê nhà d. Tất cả các đáp án trên. 3.Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là: (1 Điểm) a. Thơ chữ Hán b. Thơ chữ Nôm c. Phú, văn tế, câu đối d. Thơ trào phúng 4.Bài thơ "Thương vợ" được viết theo thể thơ nào? (1 Điểm) a. Thất ngôn tứ tuyệt b. Thất ngôn bát cú c. Thất ngôn trường thiên d. Lục bát 5.Công việc của bà Tú là: (1 Điểm) a. Buôn bán b. Dệt vải c. Làm ruộng d. Đánh cá 6.Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì? (1 Điểm) a. Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng b. Sự vất vả, lận đận của mình c. Những người nông dân nghèo khổ d. Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ 7.Hai câu luận trong "Thương vợ" đã sử dụng sáng tạo: (1 Điểm) a. Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ” b. Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ” c. Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ” d. Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ” 8.Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối là gì? (1 Điểm) a. Bà Tú trách “có chồng cũng như không” b. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. c. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ xã hội xưa d. Đáp án B và C e. Tất cả các đáp án A, B, C 9.Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ "Thương vợ" là: (1 Điểm) a. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian. c. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm d. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc e. Tất cả các đáp án trên đều đúng 10.Nhận định sau đây về bài thơ "Thương vợ" đúng hay sai? “Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. "Thương vợ" là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.” (1 Điểm) a. Đúng b. Sai

Lời giải 1 :

Câu 1. Năm sinh, năm mất của nhà thơ Tú Xương là :

a. 1870 – 1907

b. 1724 – 1791

c. 1835 – 1909

d. 1778 – 1858

* Lời giải chi tiết : Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 và mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.

Câu 2. Đáp án nào dưới đây đúng về cuộc đời Tú Xương ?

a. Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái

b. Ngắn ngủi, nhiều gian truân

c. Dạy học và sống thanh bach ở quê nhà

d. Tất cả các đáp án trên

* Lời giải chi tiết : Cuộc sống của ông ngắn ngủi, hoàn cảnh thiếu thốn vật chất → Lâm vào sự nghèo khổ. 

Câu 3. Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là :

a. Thơ chữ Hán

b. Thơ chữ Nôm

c. Phú, văn tế, câu đối

d. Thơ trào phúng

* Lời giải chi tiết : Hầu hết các tác phẩm của ông đều là chữ Nôm.

Câu 4. Bài thơ " Thương vợ " được viết theo thể thơ nào ?

a. Thất ngôn tứ tuyệt

b. Thất ngôn bát cú

c. Thất ngôn trường thiên

d. Lục bát

* Bài thơ " Thương vợ " được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.

Câu 5. Công việc của bà Tú là :

a. Buôn bán

b. Dệt vải.

c. Làm ruộng.

d. Đánh cá.

* Lời giải chi tiết : Trong bài thơ " Thương vợ " tác giả có viết " Quanh năm buôn bán ở mom sông "

Câu 6. Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì ?

a. Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng

b. Sự vất vả, lận đận của mình

c. Những người nông dân nghèo khổ

d. Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

* Lời giải chi tiết : Bài thơ đã khắc họa về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú, đồng thời cho thấy nỗi vất vả, tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội đương thời.

Câu 7. Hai câu luận trong " Thương vợ " đã sử dụng sáng tạo :

a. Thành ngữ " năm nắng mười mưa " và " một duyên hai nợ "

b. Tục ngữ " năm nắng mười mưa " và " một duyên hai nợ "

c. Ca dao " năm nắng mười mưa " và " một duyên hai nợ "

d. Danh ngôn " năm nắng mười mưa " và " một duyên hai nợ "

* Lời giải chi tiết : Đây là hai câu thành ngữ.

Câu 8. Ý nghĩa lời " chửi " ở hai câu thơ cuối là gì ?

a. Bà Tú trách " có chồng cũng như không "

b. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình

c. " Chửi " thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ xã hội xưa

d. Đáp án B và C

e. Tất cả các đáp án A, B, C

Câu 9. Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ " Thương vợ " là :

a. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm

b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

c. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm

d. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc

e. Tất cả các đáp án trên đều đúng

* Lời giải chi tiết : Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ " Thương vợ " là sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm kết hợp với sự sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc.

Câu 10. Nhận định sau đây về bài thơ " Thương vợ " đúng hay sai ? " Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. "Thương vợ" là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương : Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc. "

a. Đúng

b. Sai

* Lời giải chi tiết : Vì bài thơ là cả một nềm yêu quý, trân trọng của Tú Xương nên ông đã khắc họa hình ảnh người vợ ( bà Tú ) rất chân thực và xúc động trước hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Ngoài ra bài thơ " Thương vợ " là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương : Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.


CHÚC BẠN HỌC TỐT !

@Mon999
#NoCopy

Thảo luận

Lời giải 2 :

1A. 1870 – 1907.

2B. Ngắn ngủi, nhiều gian truân.

3B. Thơ chữ Nôm.

4B. Thất ngôn bát cú.

5A. Buôn bán.

6D. Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

7A. Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”.

8E. Tất cả các đáp án A, B, C.

9E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

10A. Đúng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK