Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác...

Ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác khi thấy điều gì đó xảy ra không như mong muốn, cho dù sai lầm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mình. Đó là cách

Câu hỏi :

Ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác khi thấy điều gì đó xảy ra không như mong muốn, cho dù sai lầm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mình. Đó là cách giúp ta nhanh chóng giải tỏa nỗi bức xúc trong lòng. Tuy nhiên, khi làm vậy, ta không chỉ tự làm xấu đi hình ảnh mình trong mắt người khác mà còn chẳng giải quyết được vấn đề gì. Bên cạnh đó, thói xấu đổ lỗi còn che mờ sự sáng suốt của ta, khiến ta trở thành kẻ hèn nhát không dám đối diện với chính mình. Nó lôi cuốn ta rơi vào vòng tròn luẩn quẩn để rồi sau đó, ngay bản thân ta cũng không thể nhớ chính xác những cuộc tranh cãi và chỉ trích đó là vì mục đích gì. Đổ lỗi là cách ta dùng để che đậy lỗi lầm của bản thân. Khi có vấn đề gì đó xảy ra không như mong muốn, bạn hãy ngồi xuống, dành thời gian thấu hiểu những cảm xúc của bản thân và xem xét chúng có ý nghĩa thế nào với bạn trước khi đổ lỗi cho người khác. (Đổ lỗi – Trang 139 - Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton Ph.D.; NXB Tổng hợp TP HCM) Câu 1. Theo tác giả, vì sao ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác? Câu 2. Thói quen đổ lỗi cho người khác có tác hại gì? Câu 3. Theo anh/ chị, ta cần phải làm gì khi có vấn đề xảy ra không như mong muốn? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến sau đây của tác giả: Đổ lỗi là cách ta dùng để che đậy lỗi lầm của bản thân? Vì sao?

Lời giải 1 :

Câu 1

Theo tác giả, ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác vì " đó là cách giúp ta nhanh chóng giải tỏa nỗi bức xúc trong lòng", " để che đậy lỗi lầm của bản thân"

Câu 2

Thói quen đổ lỗi cho người khác mang đến những tác hại: xấu đi hình ảnh mình trong mắt người khác mà còn chẳng giải quyết được vấn đề gì, che mờ sự sáng suốt của ta, khiến ta trở thành kẻ hèn nhát không dám đối diện với chính mình, lôi cuốn ta rơi vào vòng tròn luẩn quẩn

 Câu 3

Khi có vấn đề xảy ra không như mong muốn việc đầu tiên cần làm không phải đổ lỗi cho ai đó.Làm thế chỉ khiến bản thân trở nên cuống quýt, không tỉnh táo. Thay vào đó, ta phải tỉnh táo bình tĩnh, suy xét xem sự viêc đó sai ở đâu, tại sao lại sai và từ đó tìm ra hướng khắc phục.Và sau cùng là từ vấn đề đó rút ra được bài học gì.

Câu 4

Đổ lỗi là cách ta dùng để che đậy lỗi lầm của bản thân, đúng vậy. Bởi con người với cái tôi cao ngạo của mình, không ai muốn thừa nhận rằng mình làm sai, mình đã không hoàn thành công việc.Họ sợ những lỗi lầm đó sẽ bị phán xét dưới con mắt của người khác. 

Thảo luận

-- Ai giúp mình phần 2 luôn đi

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK