*) 6 câu đầu :
- gợi lên khung cảnh mênh mông , rộng lớn , hoang vắng và rợn ngợp , tô đậm lên nỗi buồn của phận Kiều đau khổ .
- nàng bị giam lỏng bị " khóa xuân " nơi lầu cao Ngưng Bích .
+) ko gian rợn ngợp dài vô tận : phía trước là dãy núi mờ xa , trên đầu là vầng trăng lạnh lẽo , bốn bề là cát vàng bụi hồng . -> ko gian mênh mông , rộng lớn ko bóng người .
+) thời gian tuần hoàn , khép kín , ko có điểm dừng điểm kết thúc " bẽ bàng mây sớm đèn khuya " ; Kiều sớm làm bạn với mây , khuya làm bạn với trăng .
=> cả ko gian và thời gian cùng bủa vây , cầm tù , giam lỏng con người .
=> sự cô đơn , lẻ loi vô tận của Kiều , nàng ko những buồn tủi mà còn lo lắng về những tai ương sóng gió sắp xảy ra.
*) 8 câu tiếp :
-) NỖI NHỚ KIM TRỌNG
+) " tưởng " : Kiều hình dung ở nơi xa Kim Trọng đang ngóng trông tin nàng trong vô vọng -> Kiều thương xót cho bản thân và cho kim trọng .
+) với Kim Trọng : Kiều cảm thấy day dứt vì đã phụ tình chàng
Nhân phẩm Kiều bị chà đạp , hoen ố -> có lỗi với Kim Trọng
+) với bản thân : Kiều luôn tự hứa thủy chung với mối tình đầu
Thương bản thân 1 mình bơ vơ nơi đất khách , quê người
=> Kiều là 1 người tình thủy chung .
-) KIỀU NHỚ VỀ CHA MẸ
+) kiều thương cha mẹ đang ngày ngày tựa của hóng trông con trở về
+) câu hỏi tu từ + thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? " : Kiều xót xa , day dứt vì giờ đây cha mẹ đã già ,ko ai chăm sóc mà nàng ko thể tự tay chăm sóc.
=> Kiều là 1 đứa ckn hiếu thảo .
CHÚ Ý : có chi tiết Kiều nhớ Kim Trọng trước và nhớ cha mẹ sau vì :
+) Kim Trọng là mối tình đầu của Kiều -> Kiều nhớ Kim Trọng là .ẽ tự nhiên của quy luật tình cảm
+) Nhìn trăng nơi lầu Ngưng Bích khiến Kiều nhớ tới trăng trong đêm thề nguyện , đính ước cùng Kim Trọng .
+) Với cha mẹ nàng đã phần nào làm tròn chữ hiếu , với Kim Trọng nàng đã phụ tình
-> Kiều nhớ Kim Trọng trước là điều đương nhiên .
Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đặc biệt phải kể đến tám câu thơ cuối được Nguyễn Du vận dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều.
Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới. Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng của Kiều trong tình cảnh một mình nơi lầu Ngưng Bích. Tám câu thơ cuối được chia làm bốn cặp câu lục bát. Mỗi cặp đều bắt đầu bằng cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc nhấn mạnh được tâm trạng của Thúy Kiều. Ở cặp câu đầu tiên, Nguyễn Du đã khắc họa khung cảnh:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Trước không gian bao la rộng lớn ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ về quê hương. Cụm từ “chiều hôm” là để chỉ thời gian khi mặt trời dần ngả về phía Tây. Đó là thời gian con người đoàn tụ bên người thân. Nhưng Kiều lại một mình bơ vơ nơi lầu Ngưng Bích. Nàng nhìn ra xa và trông thấy “cánh buồm xa xa” mà nhớ về những người thân, tự hỏi không biết cha mẹ và các em của nàng hiện tại như thế nào. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
Đến cặp câu thứ hai, Kiều lại cảm thấy xót xa cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Cánh hoa nhỏ bé, mong manh trôi giữa dòng nước không tránh khỏi bị vùi dập. Cuộc đời của Kiều cũng vậy. Nàng đã không còn giữ được tấm thân trong trắng. Cuộc đời bị vùi dập không thương tiếc khiến Kiều tự hỏi rằng “biết là về đâu?”. Hình ảnh con thuyền, cánh hoa được đặt trong thế tương phản đối lập với vũ trụ không cùng của trời đất mênh mang càng tô đậm hơn sự nhỏ bé, đơn độc, đáng thương và tội nghiệp của Thúy Kiều.
Nàng đau xót cho thân phận mình bao nhiêu, lại càng thêm buồn bấy nhiêu. Cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn vẫn không thể chứa hết được tâm trạng của Kiều:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Dưới con mắt đượm buồn, thiên nhiên chẳng thể nào tươi vui. Khắp chân mây đến mặt đất, từ trên cao xuống dưới thấp đều toàn là màu xanh. Nhưng đó không phải là màu xanh của sức sống như trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Mà đó là màu xanh của tuyệt vọng. Từ láy “rầu rầu” thật độc đáo đã gợi tả được tâm trạng của Thúy Kiều.
Và cuối cùng, nỗi buồn ấy càng trở nên đáng sợ hơn:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Ta có thể hình dung được, hình ảnh nàng Kiều dường như đang ngồi giữa đại dương mênh mông. Xung quanh nàng là tiếng sóng “ầm ầm” nghe mà thật đáng sợ. Những dự cảm về những bất hạnh trong tương lai bủa vây lấy Kiều, không có cách nàng thoát ra được. Càng cảm nhận được điều đó, nàng lại càng đau đớn, xót xa.
Tóm lại, tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện được tài năng của Nguyễn Du. Mỗi cặp câu là một bức tranh nhuốm màu tâm trạng đầy chân thực.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK