Câu 3:
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa "Hạt mưa mải miết....", "Cây đào....", "Quất gom". Với biện pháp tu từ trên, em nhận thấy cảnh vật vào xuân mới đẹp đẽ, đầy thi vị làm sao! Những hạt mưa thấp thoáng lúc rơi lúc không, lúc ẩn lúc hiện như đang chơi trốn tìm với ai đó. Hơn thế nữa, những cành đào còn "lim dim mắt cười". Từ láy "lim dim" như làm bài thơ thêm sống động, gợi hình, gợi tả và gợi cảm hơn. Bên cạnh đó, cây quất còn "gom" từng hạt nắng rơi xuống. Cũng từ hình ảnh cây đào và cây quất mà tháng giêng hiện lên thật rõ nét, mang một vẻ đẹp đặc trưng. Đó chính là những thanh âm, những hương vị của Tết. Bởi lẽ đó mà ai ai cũng dành cho tháng Giêng một tình cảm hết sức đặc biệt mà tiêu biểu chính là "em bé" được nhắc đến ở tiêu đề bài thơ. Vì Tết đến, em sẽ được nghỉ học, được đi thăm ông bà, cha mẹ và có cho mình những bộ quần áo mới.
Câu 4:
Ngày đầu tiên bước chân vào môi trường Trung học cơ sở, đã có biết bao nhiều điều mới lạ hiện ra trước mắt em nhưng tiêu biểu nhất có lẽ quang cảnh ngôi trường.
Trước hết đập vào mắt em là bảng hiệu ghi tên trường thật to và sắc nét "trường Trung học cơ sở Chu Văn An". Hơn thế nữa, khi bước vào sân trường, trước mặt em là một sân trường với biết bao dãy lớp học san sát nhau. Ôi, mới choáng ngợp làm sao! Sân trường rộng như một tấm thảm khổng lồ. Chưa dừng lại ở đó, các bạn học sinh đến nhập học đông như một đàn ong vỡ tổ. Trên khuôn mặt của các bạn ẩn chứa nhiều nét cảm xúc khác nhau. Bạn thì buồn rầu vì xa bạn bè, xa mái trường cũ nhưng có bạn lại hết sức vui tươi và phấn khở vì mình được học ở môi trường mới khang trang rộng rãi hơn, vì mình được kết bạn mới, vì mình được học thầy, cô giáo mới nhiệt tình, hăng say với nghề. Đảo mắt một lượt, ngoài nhìn thấy những dãy nhà học em còn phát hiện ra trường có một bể bơi. Ôi, thật là thích thú biết bao. Bởi lẽ những ngày hè này em có thể bơi lội đồng thời rèn luyện thân thể, sức khỏe.
Đang quan sát trường với bao cảm xúc thì bỗng nhiên cô giáo gọi tên em, em giật mình rồi thấp thoáng trong lòng một chút sợ hãi, lo sợ. Run sợ vì không biết liệu cô giáo có thương em không?, lo sợ vì không biết mình có hòa nhập được với bạn bè không? Có lẽ bởi vậy mà khi bước vào lớp học mới, em đã không bày tỏ được tình cảm của mình dành cho cô và các bạn. Nhưng thật may mắn vì cô giáo rất am hiểu học sinh, cô đã vỗ về an ủi em cũng như các bạn. Nhờ đó mà không khí lớp học đã vui tươi và rộn rã hơn.
Vậy là em đã tạm biệt mái trường Tiểu học, đến với ngôi trường Trung học cơ sở để tiếp tục con đường học vấn của mình. Em mong sao nơi đây sẽ chứa đầy ắp kỉ niệm và trở thành ngôi nhà thứ ba của em.
Bài 3:
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ :
- Nhân hóa : hạt mưa "mải miết trốn tìm", cây đào "lim dim mắt cười",quất"gom từng hạt nắng rơi"
viết đoạn văn : Sau những ngày gia đình quây quần bên nhau thì cũng đến lúc tạm biệt ba ngày Tết sum họp,hoa mai hoa đào đua sắc dưới những cơn mưa xuân bay bay trong gió(1).Và có lẽ để miêu tả được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ "tháng giêng của bé" nhà thơ ĐỖ Quang Huỳnh đã viết :(2): trích đoạn thơ.Đoạn thơ,tác giả đã sử dụng lần lượt các hình ảnh nhân hóa liên tưởng tưởng tượng độc đáo sáng tạo(3)....
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK