Qua hai câu thơ cuối , Tú Xương không thể kìm nén trước những hi sinh của người vợ mà phải thốt ra lời tự trào:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Câu thơ mang chút bóng dáng của lối than thân trách phận rất giản dị. Câu thơ có phần nhấp nhô, xù xì của đời sống thực tại. ”Thói đời” là thể hiện xã hội thật bất công, ngang trái và bạc bẽo. Tác giả như tự trách mắng mình là người vô dụng, vô trách nghiệm với gia đình. Như sự nhập thân vào nỗi đau, những khó nhọc của người vợ, chửi thay cho vợ vì sự bất lực . Vì thói đời mà khiến cho vợ mình phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng mà ông lên án thói đời bạc bẽo nói chung, ông thấy mình thật vô dụng, bất tài. Đó chính là tiếng nói của một nhà tri thức giàu nhân cách.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK