Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương từ năm 1958, nhập ngũ tháng 11 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là cán bộ ban chỉ huy quân sự huvện Mỏ Cày, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước (cha, anh đều đi hoạt động cách mạng, gỉa đình là cơ sở nuôi cán bộ bí mật), Tạ Thị Kiều sớm được giác ngộ, căm thù giặc Mỹ và bè lũ tay sai đàn áp nhân dân, chia cầt đất nước, đổng chí đã tích cực, hăng hái hoạt động và trở thành người cán bộ nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương. Đồng chí đã tổ chức và tham gia 107 lần đấu tranh chính trị trực diện với địch, chiến đấu 33 trận, diệt 7 tên địch, bắn bị thương 11 tên, bắt sống 13 tên, thu 24 súng các loại. Trong chiến đấu, Tạ Thị Kiều luôn luôn bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy vững vàng, gan dạ và mưu trí.
Tháng 1 năm 1960, địch tăng cường củng cố khu trù mật Thành Thới để kìm kẹp nhân dân và đánh phá cơ sở của ta. Được phân công gây dựng phong trào, tổ chức cơ sở, đồng chí đã kiên trì vận động nhân dân và xung phong đi đầu trong các cuộc đấu tranh trực diện với địch, khéo léo làm công tác binh, địch vận, tranh thủ người tốt, phân hóa, cô lập bọn ác ôn ngoan cố, tích cực phát triển lực lượng nòng cốt trong hàng ngủ địch. Qua gần 7 tháng, Tạ Thị Kiều đã tổ chức được 107 cuộc đấu tranh chính trị, phát triển được 3 tổ nòng cốt trong lực lượng cách mạng, vận động được 13 gia đình binh sĩ, tuyên truyền được 4 lính ngụy về với nhân dân, tổ chức được 2 người khác giúp ta hoạt động tốt, gây cho địch một số thiệt hại và hạn chế được tác hại do hành động tội ác của chúng.
Để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, Tạ Thị Kiều tổ chức một tiểu đội du kích, thường xuyên hoạt động: rải truyền đơn, treo băng cờ, khẩu hiệu, phá rào ấp chiến lược, gài mìn, phá đường, đốt chòi canh, cảnh cáo, diệt ác ôn... khiến bọn địch ngày càng hoang mang, nao núng.
Trong trận đánh bốt An Bình, tuy lực lượng ta ít, nhưng do đồng chí đã xây dựng được cơ sở và nắm địch tốt, mưu trí tìm nhiều cách phân tán và đánh lừa địch, nên tạo điều kiện cho đồng đội xung phong lấy gọn bốt, quân ta an toàn và vẫn giữ được thế đấu tranh hợp pháp.
Trong trận đánh bốt Kinh Quang, Tạ Thị Kiều đã vạch ra kế hoạch và lại trực tiếp thực hiện, dụ bọn địch ra bờ kênh, tạo cơ hội cho anh em xông vào lấy đồn không tốn một viên đạn.
Tháng 10 năm 1961, đồng chí chỉ huy đội du kích phục kích đánh xe địch trên đường Mỏ Cày đi Thom, bắn cháy 1 xe ngay khi địch mới lọt vào trận địa. Lực lượng địch còn đông, ỷ thế mạnh, dùng hỏa lực áp đảo, bắn mạnh vào chỗ du kích ta bố trí, đồng thời bọn lính trên xe đi sau cũng triển khai, đánh trả ta quyết liệt. Xét tình thế bất lợi, đồng chí đã bình tĩnh một mình ở lại cơ động, chiến đấu, chặn địch cho anh em rút hết, sau đó, khi rút còn đưa được cả thương binh ra an toàn.
Tạ Thị Kiều luôn luôn gương mẫu, xung phong đi đầu trong mọi công tác, tận tình gắn bó với nhân dân, doàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng đội, được quần chúng mến phục, tin yêu.
Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 2 năm liền (1963 - 1964) là Chiến sĩ thi đua của quân khu.
Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Tạ Thị Kiều được Uy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Nguyễn Văn Trỗi, sinh năm 1940, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 17 tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ biệt động thành phố Sài Gòn, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Trỗi là công nhân thợ điện Sài Gòn. Sống giữa xã hội bất công thối nát của Mỹ - ngụy, hàng ngày chứng kiến những hành động tội ác của bọn tay sai bán nước và bộ mặt đểu cáng của giặc Mỹ xâm lược, anh nung nấu mối căm thù chúng. Nguyễn Văn Trỗi đã tìm đến cách mạng và được giáo dục giác ngộ. Sau đó anh tình nguyện gia nhập đội biệt động 65, Quân khu Sài Gòn - Gia Định.
Là một thanh niên giàu lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, một chiến sĩ vũ trang gan dạ, Nguyễn Văn Trỗi luôn hăng hái thực hiện mọi công tác của đội biệt động giao cho, vừa hoạt động, vừa tích cực vận động giác ngộ bạn bè tham gia công tác cách mạng.
Tháng 5 năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức giao nhiệm vụ giết tên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Mác-na-ma-ra, một tên trùm tội ác chiến tranh. Đây là trận đánh mang ý nghĩa chính trị rất lớn. Lợi dụng thế hợp pháp là công nhân, vừa đi làm Nguyễn Văn Trỗi vừa nghiên cứu quy luật đi về của tên bộ trưởng chiến tranh Mỹ, suy nghĩ tím cách đánh phù hợp nhất. Theo kế hoạch chỉ đạo của trên, ngày 9 tháng 5 năm 1964, đồng chỉ thực hiện trận đánh bằng cách dùng mìn điểm hỏa bằng điện đặt ở cầu Công Lý, đón tên Mác-na-ma-ra trên đường đi ra sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng trận đánh chưa thực hiện được thì bị lộ và anh bị bắt.
Địch giam Nguyễn Văn Trỗi ở khám Chí Hòa và mọi thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn dã man vẫn không khuất phục được anh. Trong những ngày bị giam cầm Nguyễn Vàn Trỗi đã đấu tranh quyết liệt với địch bâng mọi lý lẽ và ý chí bất khuất, khiến bọn chúng tức tối và kính nể. Khí phách anh hùng của anh đã cổ vũ anh em trong tù tăng thêm nghị lực đấu tranh.
Sau 4 tháng giam giữ không làm chuyển được tấm lòng kiên trinh của Nguyên Văn Trỗi, chính quyền Nguyễn Khánh đã kết án tử hình anh. Trong những ngày còn lại của đời mình, Nguyễn Văn Trỗi vẫn lạc quan, tin tưởng và tiếp tục đấu tranh với địch. Ngày 15 tháng 10 năm 1964, chứng đã hèn hạ giết Nguyễn Văn Trỗi.
9 phút cuối cùng ở pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi đã hiên ngang vạch tội quân bán nước và cướp nước, khẳng định việc làm chính đáng của mình, khẳng định cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Đồng chí dõng dạc hô to 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm.” Khi bị trúng đạn ngã xuống Nguyễn Văn Trỗi cố gượng dậy hô: Việt Nam muôn năm!
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi đã làm xúc động dư luận trong nước và thế giới.
Trong phiên họp bất thường ngày 17 tháng 10 năm 1964, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định tặng danh hiệu Anh hùng và Huân chương Thành đồng hạng nhất cho liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK