Trang chủ Hóa Học Lớp 9 Nêu thành phần và phân loại các phân bón sau...

Nêu thành phần và phân loại các phân bón sau Phân đạm Phân lân Phân urê Phân kịp Nitrat Phân KaLi Phân NPK Phân Diamoni Photphat Phân Bo-Kẽm

Câu hỏi :

Nêu thành phần và phân loại các phân bón sau Phân đạm Phân lân Phân urê Phân kịp Nitrat Phân KaLi Phân NPK Phân Diamoni Photphat Phân Bo-Kẽm

Lời giải 1 :

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

1. Phân đạm

Là những sản phẩm phân bón chứa đạm (N) cung cấp cho cây trồng

2.Phân lân

Là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng

3.Phân Urê

Có công thức là [CO(NH2)2], chứa 45-47% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH4 + (Amôn) và dạng NO3- (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng.

Dễ bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát đạm.

Bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tồn dư Nitrat (NO3-) trong nông sản có hại với sức khỏe con người

4.Natri nitrat

Natri nitrat (NaNO3), lượng N chiếm từ 15-17%, dễ tan trong nước, cây dễ sử dụng dưới dạng NO3- (Nitrat).

Phân có nhược điểm dễ bị rửa trôi, lượng đạm ít, bón nhiều và liên tục sẽ dư thừa natri khiến đất bị chai cứng.

5.Phân kali

Tổng hợp những phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng.

a.Phân kali clorua

Phân kali clorua (KCl) chứa 55-60% K2O, là loại phân kali được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 90-93% lượng phân kali trên toàn thế giới. Dạng bột tinh thể màu đỏ hồng. Dược sử dụng cho nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau, giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, chất lượng của nông sản.

Bón kali clorua nhiều và liên tục khiến đất bị chua, phân bị kết dính lại khi để ẩm nên khó sử dụng. Không nên sử dụng với một số cây trồng mẫn cảm với clo như một số cây nguyên liệu, sầu riêng,…

b.Phân kali sunphat

Phân kali sunphat (K2SO4) có hàm lương K2O chiếm từ 48-50% và 15% lưu huỳnh, có màu trắng, dưới dạng tinh thể, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,…

Bón phân kali sunphat lâu ngày đất sẽ bị chua, không thích hợp bón cho đất phèn, chua, mặn.

6. phân NPK

Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…

Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá…

7..Phân Diamôn photphat (phân DAP)

Có 2 dưỡng chất chính là đạm (N) chiếm 16-18% và lân P2O5 chiếm 44-46%, cung cấp đồng thời cả đạm và lân cho cây, thích hợp với các loại đất bazan và đất phèn.

Không nên bón cho cây lấy củ và trên các chân đất thiếu kali, đất bạc màu, đất cát.

8.Phân kẽm (Zn)

là những phân bón cung cấp dinh dưỡng kẽm cho cây trồng như sunphat kẽm (ZnSO4, chứa 21-23% Zn) ; Oxit kẽm (ZnO, chứa 60-80% Zn) ; clorua kẽm (ZnCl2, chứa 45-52% Zn) ;….

Thảo luận

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK