Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 1: Chỉ rõ và khôi phục lại những câu...

Bài 1: Chỉ rõ và khôi phục lại những câu bị rút gọn trong những trường hợp sau : a - Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười . b - Mong các cháu mai sau lớn lên thành n

Câu hỏi :

Bài 1: Chỉ rõ và khôi phục lại những câu bị rút gọn trong những trường hợp sau : a - Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười . b - Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng dáng với nước độc lập tự do . c - Đi thôi con ! d - Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm .Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác e - Buồn trông cửa bể chiểu hôm (truyện Kiều ) Bài 2 : Cho câu tục ngữ sau: Uống nước nhớ nguồn a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ thuộc kiểu câu gì? Xác định rõ thành phần câu? b. Câu tục ngữ có nội dung gì? Vì sao tác giả dân gian lại sử dụng kiểu câu em vừa xác định. c. Tìm một câu tục ngữ khác có ý nghĩa tương tự. d. Viết khoảng 6 câu văn nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ đã cho.

Lời giải 1 :

B1. 

a - Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười ⇒ Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười cũng ngưng ⇒ rút gọn VN

b - Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng dáng với nước độc lập tự do ⇒ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng dáng với nước độc lập tự do. ⇒ CN

c - Đi thôi con ! ⇒ Chúng ta đi thôi con ! ⇒ CN

d - Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác.⇒ Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Nhu có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác ⇒ CN

e - Buồn trông cửa bể chiểu hôm ⇒ Em buồn trông cửa bể chiểu hôm⇒ CN

B2. 

a.

- Câu rút gọn thành phần chủ ngữ.

- Chỉ có VN

b. 

- Lời khuyên răn con người phải sống ân nghĩa thủy chung, luôn khắc ghi, trân trọng công ơn, những điều tốt đẹp mà người khác làm cho mình.

- Vì đây là lời khuyên cho mọi người không xác định đó là ai nên tác giả dân gian đã bỏ ngỏ chủ ngữ.

c, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

d.  Dân tộc ta từ xưa luôn có truyền thống " Uống nước nhớ nguồn". Con người chúng ta sống phải hiểu được ân nghĩa, thủy chung. Những gì người đi trước đã làm cho chúng ta, mà chính chúng ta là những người thừa hưởng thành quả đó cần ghi nhớ công lao. Hãy luôn trân trọng công ơn đó. Nếu không có những điều tốt đẹp mà người khác đem cho mình thì chúng ta sẽ không có được như ngày hôm nay. Câu tục ngữ luôn luôn in sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 1:

-Câu rút gọn:

a)Cả tiếng cười. Rút gọn thành phần vị ngữ.

*Khôi phục → Cả tiếng cười cũng ngừng.

b)Câu b) đã rút gọn thành phần chủ ngữ.

*Khôi phục → Thêm chủ ngữ ''Tôi''

c)Đi thôi con ! Rút gọn thành phần chủ ngữ.

*Khôi phục → chúng ta đi thôi con.
d)Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác. Rút gọn thành phần chủ ngữ.

*Khôi phục → Của đáng Mười Nhu có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác.

e) Rút gọn thành phần chủ ngữ.

*Khôi phục: Thêm chủ ngữ ''tôi, em''

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK