Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong các...

Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong các câu sau , cho biết đó là kiểu so sánh nào? Chỉ ra tác dụng của phép so sánh a, “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng

Câu hỏi :

Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong các câu sau , cho biết đó là kiểu so sánh nào? Chỉ ra tác dụng của phép so sánh a, “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”. b, “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.” Tìm và chỉ ra tác dụng của các phép so sánh có trong văn bản “Vượt thác” mà em đã học.

Lời giải 1 :

Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong các câu sau, cho biết đó là kiểu so sánh nào ? Chỉ ra tác dụng của phép so sánh.

a, " Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. "

Phân tích cấu tạo của phép so sánh :

   Con đi trăm núi ngàn khe được so sánh với muôn nỗi tái tê lòng bầm.

Con đi trăm núi ngàn khe là vế 1.

Muôn nỗi tái tê lòng bầm là vế 2.

Từ so sánh : Chưa bằng.

Kiểu so sánh :

- So sánh hơn kém.

Tác dụng của phép so sánh :

- Nhờ việc so sánh không ngang bằng này có thể cho ta biết nỗi niềm của một người mẹ như thế nào, bộc lộ rõ tình cảm của anh chiến sĩ với người mẹ già đang khắc khoải chờ mong. Dù có đi vất vả bao nhiêu, thì ta thấy anh chiến sĩ ấy vẫn rất thương người mẹ già và tình cảm của một người mẹ vẫn hơn những khó nhọc, gian nan, vất vả của anh → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b, " Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. "

Phân tích cấu tạo của phép so sánh :

        Tâm hồn tôi được so sánh với buổi trưa hè.

Tâm hồn tôi là vế 1.

Buổi trưa hè là vế 2.

Từ so sánh : là.

Kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng.

Tác dụng của phép so sánh đó :

- Bộc lộ tâm hồn thơ mộng, tràn đầy niềm hãnh diện, cảm tình của tác giả rất thiết tha, nóng bỏng cho quê hương như cái nắng buổi trưa hè vậy → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Phân tích cấu tạo của phép so sánh :

 Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Nước gương trong là vế 1.

Soi tóc những hàng tre là vế 2.

Không có từ so sánh.

Kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng.

Tác dụng của phép so sánh đó :

- Bộc lộ được sự tĩnh lặng, bình yên không tiếng động của dòng sông. Trong đó, còn biết được sự êm đềm của sự sống nơi đây. Nước gương trong đến nỗi soi tóc rõ được những hàng tre cho ta thấy nữa là tác giả có tâm hồn trữ tình, rất nên thơ → Tăng sức gợi hình cũng như gợi cảm cho sự diễn đạt.

Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh có trong văn bản Vượt thác mà em đã học.

Tìm và tác dụng :

- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi ừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

Tác dụng : Cho ta thấy thuyền đi rất nhanh → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.

Tác dụng : Cho ta thấy núi ở rất cao và nó ở chỗ khuất nên khi dượng Hương Thư đi đến mới nói là đột ngột hiện ra → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

Tác dụng : Cho ta thấy một số hoạt động ( động tác ) của dượng rất nhanh nhạy và rất khéo → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trương Sơn oai linh hùng vĩ.

Tác dụng : Ta thấy Dượng Hương Thư rất cao to, vạm vỡ, khỏe như một lực sĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Tác dụng : Ta có thể thấy được các cây to mọc giữa một số bụi thấp ấy đặc biệt vô cùng là nó có dáng thân giống những cụ già → Tăng sức gợi hình cũng như gợi cảm cho sự diễn đạt.

Thảo luận

Lời giải 2 :

- Từ so sánh : chưa bằng .
   Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

- Phép so sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

   +từ so sánh    : là

   +kiểu so sánh: ngang bằng

=>Tác dụng:thể hiện tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả như cái nắng gắt trưa hè vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng.

- Phép so sánh: Nước gương trong

   +từ so sánh   : ko có

   +kiểu so sánh: ngang bằng

=>Tác dụng : tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK