Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Giúp em câu 4 mọi người ơii câu hỏi 242122...

Giúp em câu 4 mọi người ơii câu hỏi 242122 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp em câu 4 mọi người ơii

image

Lời giải 1 :

4.

Bị giam cầm trong vườn bách thú, con hổ trong bài thơ  " Nhớ rừng " của Thế Lữ vô cùng ngao ngán  .  Trong cũi sắt, hổ buồn chán với cuộc sống thực tại bị giam hãm bao nhiêu thì nó lại càng nhớ nhung cuộc sống trong quá khứ bấy nhiêu. Trong đoạn thơ thứ ba , hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh là những kí ức  mà vị chúa tể rừng già không bao giờ quên . Tác giả đã rất thành công khi xây dựng bức tranh tứ bình tuyệt đẹp và bóng dáng hổ đầy lẫm liệt, oai nghiêm khi kiêu hùng bước lên chốn rừng ngàn trong bức tranh tứ bình.Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

 

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Chặng đường thơ ông luôn song hành với nhiều chặng đường lịch sử của Cách mạng dân tộc với những bài thơ dạt dào cảm xúc. “Việt Bắc” là một bài thơ nổi bật trong số đó. Sau đây là các bài văn mẫu phân tích, bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ này các bạn có thể tham khảo.

Người ta thường hay biết đến “Tứ bình” là bộ bốn bức tranh đi cùng nhau, thường là bốn loại hoa lá hoặc cảnh sắc thiên nhiên đất trời tượng trưng cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Những dòng thơ đề tự của một người nào đó trên bức tranh tứ bình có ghi: “Xuân du phương thảo địa/ Hạ thưởng lục hà trì/ Thu ẩm hoàng hoa tửu/ Đông ngâm bạch tuyết thi” (Tạm dịch: “Mùa xuân du ngoạn trên cỏ thơm/ Mùa hạ thưởng sen trong đầm xanh/ Mùa thu uống rượu dưới bóng vàng hoa cúc/ Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng”). Thuở xưa, nói đến tranh tứ bình, người ta chỉ thường hay nghĩ đến thiên nhiên bốn mùa. Nhưng trong thơ ca hiện đại Việt Nam, ta còn bắt gặp hình ảnh con người được phác họa nổi bật trên cái nền thiên nhiên ấy. Tố Hữu cùng từng có những dòng thơ đặc sắc phác họa sinh động hình ảnh thiên nhiên đất trời bốn mùa và dáng hình con người lao động trong những cảnh sắc ấy. Đó là những câu thơ viết về bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc”. Để có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn khi đứng trước đề bài yêu cầu phân tích, bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu, các bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu chi tiết đầy đủ dưới đây. Chúc các bạn thành công!


BỨc tranh tứ bình về thiên nhiên con người được tác giả vẽ lên rất đẹpBÀI VĂN MẪU SỐ 1 BÌNH GIẢNG, PHÂN TÍCH BỨC TRANH TỨ BÌNH TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC” – TỐ HỮU
Với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, những áng thơ văn Tố Hữu để để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm lắng sâu. “Việt Bắc” là một bài thơ nổi tiếng tác giả viết năm 1954. Cảm xúc, hình ảnh, nghĩ suy trong tác phẩm mà nhà thơ gửi tới người đọc khiến cho ta càng thêm yêu mến và trân quý tâm hồn, tài năng Tố Hữu. Bức tranh tứ bình trong bài cũng là một nét đặc sắc đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng.

Nỗi thơ thiết tha bồi hồi ấy đọng lại trong bức tranh tứ bình về con người và cảnh vật thiên nhiên Tây Bắc, trước hết đó là sự phác họa những nét cảnh mùa đông:

  • “Ta về, mình có nhớ ta
  • Ta về ta nhớ những hoa cùng người
  • Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  • Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Một mùa đông rực rỡ và ấm nồng nơi núi rừng Tây Bắc đã được nhà thơ phác họa một cách sinh động. Đó là mùa đất trời nơi đây tràn ngập sắc “đỏ”, “tươi” rực rỡ của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cỏ cây rừng lá, của ánh nắng ấm áp lửng lơ, tràn ngập khắp không gian khoáng đạt. Trên cái nền thơ mộng ấy, con người Việt Bắc xuất hiện với vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế lao động: “dao gài thắt lưng”. Hai từ “nắng ánh” khiến lời thơ Tố Hữu như bừng sáng, góp phần làm nổi bật hơn vẻ đẹp của con người trong lao động, những con người đang trong tư thế vươn lên đỉnh đèo. Mùa đông trong thơ xưa thường diễn tả cái tiêu điều, hiu quạnh, những cơn gió lạnh và một bầu không khí man mác buồn. Đông Hồ từng viết:

  • “Em nhớ: một sáng ngày mùa đông
  • Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng
  • Theo khe cửa sổ gió thổi rú
  • Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng”


Hay như nhà thơ Ngô Chi Lan từng bày tỏ:

  • “Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng
  • Giải buồn chén rượu lúc sầu đông
  • Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa
  • Gió phẩy mùa băng giải mặt sông”



Cái buồn, cái sầu ấy ta lại không bắt gặp ở mùa đông trong thơ Tố Hữu. Nhà thơ viết về mùa đông Tây Bắc lại thắm tươi và nồng ấm sắc màu, sức sống. Con người trong cảnh sắc ấy khỏe khoắn và chủ động.

  • “Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  • Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”


Đó là cặp câu thơ lục bát tiếp theo nhà thơ miêu tả về thiên nhiên và con người Việt Bắc khi xuân về. Sự dịu dàng, trong trẻo, tinh khôi của sắc trắng hoa mơ “nở trắng rừng” đã làm lòng người đọc biết bao xao xuyến. Trên nền cảnh ấy, con người hiện ra trong công việc của cuộc sống giản dị đời thường. Động từ “chuốt” đã tinh tế làm toát lên vẻ tài hoa, cần mẫn, khéo léo của con người lao động nơi đây. Sự thanh tao thơ mộng của đất trời, sự giản dị, khéo léo của con người cùng hòa điệu làm ý thơ Tố Hữu càng thêm nổi bật và ấn tượng.

Nhà thơ Bàng Bá Lân từng bày tỏ cảm nghĩ của mình qua những dòng thơ trong “Trưa hè”:

  • “Trời lơ lửng cao vút không buông gió
  • Đồng cỏ cào khô cánh lượt hồng
  • Êm đềm sóng lụa trên trên lúa
  • Nhạc ngựa đường xa lắc tiếng đồng
  • Quán cũ nằm lười trong sóng nắng
  • Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu
  • Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm
  • Đứng lặng trong mây một cánh diều”



Mùa hè với Bàng Bá Lân là vậy, bình yêu mà và cùng đáng nhớ. Còn với Tố Hữu, mùa hè Việt Bắc là:

  • “Ve kêu rừng phách đổ vàng
  • Nhớ cô em gái hái măng một mình”



Sắc màu tươi sáng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve được nhà thơ tái hiện chân thực. Từ “đổ” trong câu thơ được xem như nhãn tự bộc lộ trọn vẹn ý nghĩ của nhà thơ. Phải chăng, nhà thơ đang muốn nói đến sự tương quan kỳ diệu của thanh âm và màu sắc đã khiến cho cảnh vật nơi đây như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc hiện ra trong một vẻ gì đó thật lặng lẽ nhưng vẫn rất hiền hòa như một điểm nhấn lắng sâu giữa không khí sôi động của thiên nhiên đất trời mùa hạ.

Được nhắc đến cuối cùng, nhưng cách thể hiện của nhà thơ về mùa thu vẫn khiến người đọc không khỏi ấn tượng và lưu luyến. Một Việt Bắc trong trẻo. Một Việt Bắc thanh tịnh dưới ánh trăng. Đó là những gì ta cảm nhận được qua hai câu thơ:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Trên cái nền hiền hòa của thiên nhiên ấy con người hiện ra với vẻ thắm thiết ân tình trong tiếng hát thân thương cũng là tiếng lòng thủy chung Cách mạng đượm tình sâu nghĩa thẳm.

Để có thể phác họa nên bức tranh tứ bình của cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc sống động như vậy, nhà thơ đã vận dụng khéo léo đồng thời bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự tinh tế và tài hoa ấy đã góp phần giúp cho bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” có một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc bao thế hệ, góp phần làm đa dạng hơn những bài thơ, áng văn viết về “bức tranh tứ bình”.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK