#nguyenthu00
Có 13 chủ âm, là a, ơ, e, ê, o, ô, u, ư, i/y, ă (tức a ngắn), â (tức ơ ngắn), oo (tức o dài), và ôô (tức ô dài).
Có 2 phụ âm có thể là âm đệm hay âm cuối, gọi là nửa nguyên âm, j (chính tả viết là i, y, ư) và w (chính tả viết là o, u). Ví dụ, âm đệm j có mặt trong ưa (tức j-ơ), ươn, ia (tức j-ê), yên; âm đệm w có mặt trong oa, oăn, uơ, oe/ue, oay, uây, ua (tức w-ô), uôn, uy; âm cuối j có mặt trong ai, oai, ơi, uơi, oi, ôi, uôi, ui, ưi, ay (tức e-j), oay, ây (tức ê-j), uây; âm cuối w có mặt trong ao, au, ươu, âu, eo, oeo, êu, uêu, yêu, ưu, iu, uyu. Ngoài ra, wj cũng là một âm đệm, ví dụ, wj-ê trong uya, uyên, uyêt. (1, 2)
Có 8 phụ âm có thể là âm cuối nhưng không thể là âm đệm, chia thành 2 loại: phụ âm vang, gồm n, m, ng, nh, và phụ âm điếc, gồm t, p, c, ch (tức kh). Ngoài ra, 8 phụ âm này cũng thường được chia thành 4 cặp, mỗi cặp gồm 1 phụ âm vang và 1 phụ âm điếc có âm vị gần nhau, là m-p, n-t, ng-c, nh-ch. Tính gần nhau ấy đã sinh ra một loại từ láy độc đáo, thuần Việt, từ láy vần với phụ âm cuối khác biệt, như nem nép, thin thít, sòng sọc, đành đạch. (3)
Tương ứng với loại âm cuối, vần được chia thành 4 loại. Vần không có âm cuối gọi là vần mở. Vần tận cùng bằng nửa nguyên âm gọi là vần nửa mở. Vần tận cùng bằng phụ âm vang gọi là vần nửa khép. Vần tận cùng bằng phụ âm điếc gọi là vần khép. Ví dụ, a, oa, ơ, uơ, ưa, e, oe, ê, uê, ia, uya, u, ư, i, uy là những vần mở; ai, oai, ay, oay, ơi, uơi, ươi, ây, uây, oi, ôi, uôi, ui, ưi, ao, au, oau, ươu, âu, uâu, eo, oeo, êu, uêu, iêu, ưu, iu, uyu là những vần nửa mở; an, iên, em, iêm, ông, ương, inh, uynh là những vần nửa khép; at, iêt, ep, iêp, ôc, ươc, ich, uych là những vần khép.
Dĩ nhiên là cũng có hạn chế. Còn nhiều chữ mà mình biết nhưng không mã hóa thành tiếng Việt: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đắk Lắk, Liang Wiang,... Trong đó, thậm chí có cả một số chữ viết sai khá "quen mắt": quỉ, quí, quít, quịt,... Và chắc chắn còn nhiều chữ khác mà mình không biết, được dùng trong thực tế.
Có 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Ngang huyền gọi chung là thanh bằng (hoặc bình). Hỏi ngã được gọi chung là thanh gãy (hoặc nghẽn, thướng, thượng). Thanh bằng và thanh gãy không bao giờ xuất hiện trong vần khép, chỉ có trong vần mở, nửa mở và nửa khép mà thôi. Sắc nặng xuất hiện trong mọi vần; trong vần mở, nửa mở và nửa khép chúng được gọi chung là thanh khứ, còn trong vần khép được gọi chung là thanh nhập. (4)
Bảng 2. Sáu thanh
Code: 0 1 2 3 4 5
ngang huyền hỏi ngã sắc nặng
____________________
(1) Công thức cấu thành âm nói trên xem như tiếng Việt chỉ có các nguyên âm đơn còn mọi âm khác đều là phụ âm. Thật ra, đó chỉ là một mô hình giản lược. Mục đích của nó là giúp mình liệt kê mọi vần, và giúp lập trình viên tách vần, nghĩa là tách phụ âm đầu và thanh ra khỏi âm vần, hơn là phân tích âm vần thành các thành phần nhỏ hơn. Nhờ đó, ví dụ, yêu tách thành -yêu (hơn là y-êu), quả tách thành q-oả (hơn là q-ủa), quái tách thành q-uái (hơn là qu-ái), gì tách thành gi-ì (hơn là g-ì hay gi--huyền), giết tách thành gi-iết (hơn là gi-ết hay g-iết), già tách thành gi-à và, cuối cùng, gìa tách thành gi-ìa. Xin nói thêm, khác biệt giữa già và gìa là một ví dụ về vấn đề tiềm ẩn khi giải mã tiếng Việt về dạng Unicode tổ hợp.
(2) Mô hình tinh vi hơn, được thừa nhận rộng rãi xác định tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi, vốn là 2 nguyên âm đơn bình đẳng với nhau nối liền nhau. Đó là ua (tức uô), ưa (tức ươ) và ia (tức iê), lần lượt khác với giá trị "xấp xỉ" w-ô, j-ơ, j-ê mà mình đã nêu ở những đoạn trên. Nhờ mô hình này, nhiều hiện tượng cá biệt có thể được đúc rút ra thành một quy luật. Ví dụ, sự khác nhau về vị trí viết dấu thanh giữa lùa và luồn, giữa lừa và lười, giữa lìa và liều có thể được nói gọn rằng ở nguyên âm đôi, dấu thanh được viết trên nguyên âm thứ nhất trong vần mở nhưng đặt trên nguyên âm thứ hai trong vần nửa mở, nửa khép và khép. Trình bày mô hình chính xác nằm ngoài khuôn khổ của loạt bài này, ai quan tâm có thể tham khảo [2, 3, 4]. Nhưng mô hình chính xác cũng có lợi ích nhất định trong việc mã hóa tiếng Việt. Chẳng hạn, nó giúp lập trình viên (người giải mã) có thể chuyển xâu kết quả về dạng Unicode dựng sẵn.
(3) Đa số học giả cho rằng ở vị trí phụ âm cuối thì ng = nh và, tương ứng c = ch, do vậy loại phụ âm cuối này thật ra chỉ có 6 phụ âm. Ví dụ, ic và ich thật ra chả khác gì nhau, ing với inh thật ra là 1, và do đó theo chính tả lý tưởng 1 trong 2 cách viết nhất thiết phải là sai. Ví dụ nữa, khác biệt giữa bang với banh, giữa bác với bách thật ra không ở phụ âm cuối, mà ở chủ âm: chủ âm trong banh, bách không phải là a mà là ae, hay thậm chí e. Nhưng việc mã hóa ở đây là vấn đề phụ thuộc vào chính tả hiện hành, nên coi như có 8 phụ âm cuối thì đơn giản hơn. Và phiên bản năm 2018, viết ở phần thứ hai của loạt bài này, vốn sáp nhập phụ âm vang và phụ âm điếc tương ứng (coi như m = p, n = t, ng = c, nh = ch), có 4 phụ âm cuối.
(4) Một lần nữa, xin mở ngoặc nói rằng khi 1 sự vật có 2 tên gọi khác nhau, nghĩa là đã hàm ý có sự khác biệt và như thế không phải là 1 mà thật ra đã là 2. Thanh sắc không phải là 1 mà là 2 thanh, và thanh nặng cũng thế. Ví dụ, cánh với cách khác thanh, mạng với mạc cũng vậy. Tiếng Việt có không chỉ 6 thanh, mà những 8 thanh! Tính chất của các thanh nằm ngoài khuôn khổ của loạt bài này. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo [3, 4]. Để trình bày vài phiên bản đầu của phương pháp mã hóa này, mình tạm coi như tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng chính tính chất 8 thanh đã gợi ý một cải tiến cơ bản, viết năm 2018, ở phần thứ hai của loạt bài này.
CHO MÌNH HAY NHẤT
(CÁI NÀY MÌNH HỎI ANH NHA MÌNH KHÔNG COPY NHA)
Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK