Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 a. VD: Văn bản “ Hội nghị Diên Hồng” -...

a. VD: Văn bản “ Hội nghị Diên Hồng” - Nhân vật tham gia giao tiếp : - Nội dung giao tiếp: - Địa điểm giao tiếp: - Nội dung giáo tiếp: - Mục đích của giao tiếp

Câu hỏi :

a. VD: Văn bản “ Hội nghị Diên Hồng” - Nhân vật tham gia giao tiếp : - Nội dung giao tiếp: - Địa điểm giao tiếp: - Nội dung giáo tiếp: - Mục đích của giao tiếp b. Văn bản“Tổng quan về VHVN”. *. Nhân vật giao tiếp: - Người viết: - Người đọc: *. Hoàn cảnh giao tiếp: *. Nội dung giao tiếp: - Thuộc lĩnh vực - Đề tài: - Vấn đề cơ bản: *. Mục đích giao tiếp: *. Phương tiện và cách thức giao tiếp: Kết luận: a. Khái niệm: b. Quá trình giao tiếp c. Các nhân tố tham gia và sự chi phối HĐGT: 1: Bài 1: a. Nhân vật giao tiếp b. Thời điểm giao tiếp: c. Nội dung giao tiếp: - Nghĩa tuờng minh: - Nghĩa hàm ẩn: - Mục đích giao tiếp: d. Cách nói của chàng trai: 2: Bài 2 a,b. Các hành động nói (hành động giao tiếp): c. Tình cảm, thái độ: 3: Bài 3 a. Nội dung giao tiếp: - Nghĩa tường minh: - Nghĩa hàm ẩn: - Mục đích: - Phương tiện b. Căn cứ: - Phương tiện + Mô típ mở đầu: + Thành ngữ: + “Tấm lòng son”: 4. Bài 4 Nhân ngày Môi trường thế giới (5 tháng 6) Nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp hơn nữa. - Thời gian làm việc:… - Nội dung công việc:… - Lực lượng tham gia:… - Dụng cụ:… - Kế hoạch cụ thể:

Lời giải 1 :

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a, - Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

- Mục đích:

    + Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

    + Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.

- Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.

Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:

    + Từ "trắng", "tròn": chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà

    + Cụm từ "bảy nổi ba chìm": số phận long đong, lận đận, vất vả.

    + Cụm từ "tấm lòng son": khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Thông báo

Nhân ngày Môi trường thế giới, trường THPT ..... tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường:

- Nội dung công việc: Thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh, làm sạch cỏ trong các bồn cây trong khu vực nhà trường.

- Thời gian: từ 7h30p sáng, ngày ... tháng ... năm ...

- Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

- Kế hoạch buổi lao động: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường (Bí thư các Chi đoàn họp nhận nhiệm vụ vào giờ sinh hoạt ngày thứ … )

Khi đi, mỗi học sinh phải mang theo một dụng cụ theo phân công.

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tích cực tham gia buổi lao động để hưởng ứng tốt phong trào.

..., ngày ... tháng ... năm ...

Ban Giám hiệu trường THPT .....

chúc bạn học tốt , có thể rút ngắn ý nha

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK