Trong kho tàng thơ ca dân tộc có vô vàn những bài thơ, bài ca dao, câu ca, tục ngữ nói về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, ca ngợi về đất nước, về con người quê hương. Trong đó những câu hát về tình yêu, đất nước, con người được người đọc, người nghe đón nhận hơn cả. Những câu hát đó chính là bức tranh tình yêu về quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chính mỗi con người Việt Nam, với tình cảm đong đầy và niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục, bên trong Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây? Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi-một người trả lời của chàng trai và cô gái. Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc như: “ở đâu năm cửa”; “sông chảy sáu khúc”; “sông nào bên đục bên trong”; “núi nào có thánh sinh”; “đền thiêng xứ thanh”; “thành tiên xây”, tất cả đều là những gợi ý cho câu hỏi của chàng trai đối với cô gái.Tổ quốc ta thật đẹp, non sông gấm vóc với biết bao những địa danh với khung cảnh tráng lệ. Thể hiện qua sự đối đáp của cô gái dành cho chàng trai: các địa danh của cô gái đáp lại cho chàng trai “thành Hà Nội”; “sông Lục Đầu”; “sông Thương”; “Núi Tản”; “đền Sòng”; “tỉnh Lạng”. bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể nói, bên cạnh tình yêu lứa đôi trai gái thông thường giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với đất nước, đối với quê hương, với những con người chung một gốc, chung một cội nguồn. Một tình yêu lớn, vĩ đại, dài lâu. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Tả lại một cảnh đẹp mà em biết Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn, thì người ta mong muốn đi chung một lối, chung một đường, cùng nhau đi ngao du thưởng ngoạn. Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn quen thuộc như “Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút” đây là những di tích, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội. Bút pháp nghệ thuật đã gợi tả nên vẻ đẹp thanh thuần vừa thơ mộng nhưng cũng rất thiêng liêng. Các địa danh được nêu lên không chỉ là sự tự hào về sự cổ kính của các địa điểm của thủ đô, trái tim của cả nước mà hơn hết, đó còn là lời nhắc gửi đến thế hệ sau cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó. Nếu như bài thơ thứ nhất nói về địa danh của các tỉnh khu vực miền bắc, bài thơ thứ hai là địa danh của thủ đô Hà Nội, thì bài thứ ba ta lại được du ngoạn đến một tỉnh của miền Trung, vô cùng nhẹ nhàng, thân thương đó chính là xứ Huế mộng mơ. Cảnh đẹp xứ Huế được khắc họa qua những sắc của một bức tranh khiến chúng ta liên tưởng như “tranh họa đồ”. “Ai vô xứ Huế” như một lời mời thân thiện mà vô cùng nhẹ nhàng đến tất cả mọi người hãy đến huế được đắm chìm và cảm nhận tất thảy những vẻ đẹp không chỉ là thiên nhiên mà cả con người nơi đây. Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Huế thì vô… Hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi chính là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu khi nhắc đến trong bức tranh làng quê, hay trong các câu ca dao tục ngữ của nhân dân ta. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Ở bài thứ tư, đã gợi cho người đọc một bứa tranh làng quê với cánh đồng lúa bát ngát, xanh tươi, mở rộng không gian cho người đọc, nó không làm cho người đọc bị choáng ngợp, mà ngược lại nó làm toát lên cái tinh túy của đất trời. Bút pháp nghệ thuật trong các bài ca dao, dân ca thường sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, đối xứng, đảo ngữ,… các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ… làm tăng tính hàm xúc, gợi hình, gợi ý, tăng lên giá trị cả về mặt nội dung cũng như về nghệ thuật. Những câu hát về tình yêu, đất nước, con người mang ý nghĩa gợi nhiều hơn tả. Với nội dung chính, xuyên suốt khắp bài chính là bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người, đối với quê hương, đất nước.
Chúc bn học tốt!!!💯💯💯
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK