Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Lập dàn bài thuyết minh về áo dài Việt Nam...

Lập dàn bài thuyết minh về áo dài Việt Nam Làm hộ mik nha😋 Ko chép trên mạng nha Làm nhanh mik vote 5 sao Và hay nhất câu hỏi 2376292 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Lập dàn bài thuyết minh về áo dài Việt Nam Làm hộ mik nha😋 Ko chép trên mạng nha Làm nhanh mik vote 5 sao Và hay nhất

Lời giải 1 :

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam.

- Nhắc đến Việt Nam mọi du khách trên thế giới đều nghĩ ngay đến bản sắc văn hóa đa dạng, như một tô phở bò đậm hương, hay một tấm bánh trưng ngày Tết, và cũng bao nhiêu tâm trí mơ về một tà áo dài thướt tha. Chiếc áo dài từ lâu đã là một biểu tượng văn hóa gắn liền với đất nước và với dân tộc, một nét đặc trưng của riêng hương sắc Việt Nam. Đi đến đâu xuất hiện tà áo dài đều thấy hình ảnh quê hương Việt Nam.

2. Thân bài:

a) Nguồn gốc:

- Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt

- Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.

- Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.

- Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.

- Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

b) Cấu tạo: Áo gồm 5 phần:

- Thân áo: Được ghép bởi 5 mảnh vải (ngũ thân): 2 thân trước, 2 thân sau, và thân con thứ 5 nằm ở phía trước, bên phải người mặc dạng sái y. Vạt áo xòe và cong, không may thẳng. Vì vậy khi mặc lên,2 bên tà cúp lại, không lộ eo như áo dài tân thời.

- Nút áo: Áo ngũ thân có 5 nút, vị trí cụ thể như trên ảnh.Nút thứ 2 và nút 1 ở giữa cổ phải tạo thành đường thẳng vuông góc với trung phùng đạo(đường ráp vải giữa áo). Chất liệu: làm từ kim loại, gỗ, ngọc...

- Lớp áo: Mặc lót bên trong áo ngũ thân là áo lập lĩnh trắng kiểu đơn y hoặc áo bà sa tay liền.

- Cổ áo: Cổ áo dựng vuông vắn hoặc vê tròn, ôm khít vào cổ(nữ:2–3 cm,nam:3–4 cm). Cổ áo nội y may bằng vải mềm, cổ áo ngoại y may tạo độ cứng và ôm. Khi mặc lên, cổ áo lót trong cao hơn cổ áo ngũ thân.

- Tay áo: 2 loại(thụng / chẽn). Dù cho áo được may theo kiểu thụng hoặc chẽn thì khi trải phẳng ra tay áo vai áo vẫn phải nằm trên một đường thẳng,nách áo rộng giúp thoải mái vận động dễ dàng hơn áo dài tân thời.

- Chất liệu áo: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.

- Tới nay có rất nhiều loại áo dài như: Áo dài tân thời, Áo dài Lemur, Áo dài Trần Lệ Xuân....

c) Cách bảo quản:

- Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

d) Ý nghĩa:

- Giờ đây chiếc áo dài của phụ nữ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của trang phục dân tộc. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.

- Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hóa còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thủy bên nhau.

- Áo dài không chỉ dùng trong đời sống hằng ngày, các buổi lễ lớn, các cuộc thi thời trang,.. mà áo dài còn được sử dụng trong thơ, ca Việt Nam hay các bộ phim điện ảnh như: bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam, Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa,...

- Không chỉ vậy, chiếc áo dài Việt Nam còn là nguồn cảm hứng cho các Bộ sưu tập thời trang nổi tiếng thể hiện lên nét hiện đại và cổ truyền hòa hợp với nhau.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận về đối tượng thuyết minh.

- Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.

- Mình xin 5* và câu trả lời hay nhất. Mình cảm ơn. Chúc bạn học tốt.

Thảo luận

-- Hay quá!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK