Câu 1:
Quan niệm về con người trong văn học trước năm 1975: Con người trong văn học giai đoạn này là con người tập thể, con người cộng đồng gắn liền với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Trong đó, hình tượng người lính được các nhà văn tập trung xây dựng hơn cả. Họ hiện lên với vẻ đẹp, tầm vóc và đại diện cho cộng đồng. Con người sẽ tìm thấy giá trị của mình trong sự gắn bó với cộng đồng.
Đó là những người lính bỏ tình riêng vi nghĩa lớn. Văn học quan sát họ trong cái đẹp, trong sự tin tưởng và cả tự hào, kiêu hãnh
Sau năm 1975, con người được nhìn dưới góc nhìn đa chiều hơn. Đi đầu cho quan niệm nghệ thuật về con người thời kì đổi mới này là Nguyễn Minh CHâu với khẳng định "con người là vòng tròn đồng tâm của văn học, nghệ thuật". Đó là câu chuyện về con người cá nhân. Con người không chỉ có cái đẹp, cái hoàn thiện mà họ có những nhược, khuyết điểm. Con người thế sự, đời tư là con người được nhìn nhận dưới cuôc sống đời thường. Họ cũng có nhữn lo toan vật chất, nhỏ nhen và ích kỉ. Quan niệm con người lưỡng diện, phức tạp và bí ẩn dùng để chỉ một loạt những nhân vật được dùng trong thi pháp đổi thay của các nhà văn. Họ có thể là những người lính trở về sau chiến tranh với nhiều suy tư, trăn trở. Họ đổi thay và thấy đau đớn cho những hi sinh của mình. Những sáng tác về con người tâm linh cũng được xây dựng trong nhiều tác phẩm văn học thời kì này. Nó đã phản ánh sự phát triển trong quan niệm của con người về đời sống xã hội.
Câu 2:
"Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta"
Bài làm
1. Mở bài:
Nói đến văn học, ta không chỉ nói đến câu chữ bay bổng đưa con người vào thế giới thần tiên mơ mộng. Hơn thế, văn học còn mang theo sứ mệnh thiêng liêng của nó trong hành trình bắt đầu và nỗ lực dựng xây, đổi mới tư duy, nhận thức của con người. Và trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trường kì của dân tộc, văn học mang trong mình nó sứ mệnh thiêng liêng. Đúng như Nguyễn Đình Thi đã viết trong bài Nhận đường: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta". Nhận định ông đưa ra để lại nhiều suy nghĩ trong lòng mỗi người
2. Thân bài:
a. Khái quát tác giả:
Nói đến Nguyễn Đình Thi, có lẽ ta không thể nhắc tới thi phẩm độc đáo mang tên Đất nước của ông. Và có lẽ người con trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc nên ở Nguyễn Đình Thi còn là sự tửng trải, chiêm nghiệm sâu sắc. Và chính điều đó đã tạo nên cho ông một cái nhìn độc đáo, riêng biệt về văn học nghệ thuật và sứ mệnh của nó.
b. Giải thích, nhận xét ý kiến:
_ Đây là một ý kiến đúng đắn.
_ Văn nghệ phụng sự kháng chiến vì thông qua tác phẩm văn học, thông qua nghệ thuật mà đời sống chiến tranh trở nên đa dạng, phong phú hơn. Ở đó, các nhà thơ, nhà văn sẽ truyền hào khí kháng chiến đến với những người lính nhọc nhằn, vất vả nơi chiến trường. Văn nghệ khẳng định, ngợi ca tinh thần, ý chí quyết tâm và sự hi sinh cao thượng của anh bộ đội cụ Hồ.
_ Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới: Chúng ta có thể hiểu sức sống mới này chính là tinh thần, là bộ mặt mới của văn nghệ. Đề tài, nhân vật của văn nghệ được mở rộng và hơn thế là gắn bó mật thiết với đời sống con người. Nếu không có kháng chiến, văn nghệ viết ra với sự ngợi ca có thể sẽ chỉ là ngôn từ sáo rỗng, không tiêu cự và không hấp dẫn.
" Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta" là sự khẳng định mối quan hệ qua lại, tác động hai chiều của văn nghệ và kháng chiến. Nhờ sự kết nối của văn nghệ, kháng chiến nên văn học đa diện. Nhờ thế mà văn học cũng trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc chiến tranh vệ quốc và tiếp thêm muôn ngàn sức mạnh cho con người trong thời đại hiện nay.
c. Chứng minh:
Trong kháng chiến, văn nghệ đã thật sự đã phục vụ kháng chiến:
Những tác phẩm văn học của Chính Hữu, của Phạm Tiến Duật mang đậm sự cổ vũ con người thời đại. Những gian khổ, khó khăn kiểu "Dôc lên khúc khuỷu dôc thăm thẳm" cũng được những nhà thơ như QUang Dũng nhìn bằng con mắt thi vị hóa. Những người lính trở thành người anh hùng trên mặt trận kháng chiến nhờ được tiếp sức bởi văn nghệ. Văn nghệ là vũ khí tinh thần để con người thêm mạnh mẽ, thêm tin tưởng vào con đường phía trước mà mình đang đi.
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người."
Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới: Vì văn nghệ không thể sống mãi một đời sống bình bình, một chiều. Đã qua rồi thời đại của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn và người ta cần hơn thế là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc kháng chiến kia vừa có gian khổ đấu tranh, vừa có nhọc nhằn hi sinh của con người và đó chính là sự khơi nguồn của văn nghệ.
Nguồn cảm hứng từ người dân vùng núi anh dũng kiên cường đã thôi thúc Nguyên Ngọc với Rừng xà nu: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.. Nguồn cảm hứng vô tận khi trực tiếp tham gia kháng chiến đã trở thành chất liệu để Phạm TIến Duật tạo nên một khúc ca Cách mạng ngân nga, tự hào:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Hay cuộc chiên trường kì với thực dân Pháp để rồi nhân dân ta chiến thắng trong hiệp định Giơ ne vơ đã giúp Tố Hữu làm nên tình ca Việt Bắc. Những Mặt đường khát vọng, những Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, những Ngọn quốc kì, những Đêm nay Bác không ngủ.... Cuộc kháng chiến trở thành chất liệu đa chiều nhất giúp văn học sáng rọi với những chiều cạnh của nó.
"Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta". Ở đây, Nguyễn Đình Thi nói văn nghệ mơi vì phần nào ông muốn vượt thoát khỏi cái tôi cá nhân của thơ mới, cái bi đát, đau khổ của chủ nghĩa lãng mạn chủ nghĩa hiện thực. Và rồi trên hành trình ấy, văn nghệ mang đến sức sống mới cho mặt trận, mặt trận thành bạn đồng hành gắn bó, thân thiết của nhũng con người anh dũng, kiên cường. Nếu không có sự mới ấy, không có những giá trị nghìn đời ấy thì thật khó để tồn tại một Đất nước của Nguyễn Đình Thi, một khúc ca kháng chiến ngân nga với Thăm lúa, với Lượm... Tất cả đều được tạo dựng trên sự gắn kết và tạo nên giá trị bền lâu của một thiên anh hùng ca.
3. Kết bài:
Ý kiến được Nguyễn ĐÌnh THi đưa ra rất đúgn đắn. Văn nghệ, cuộc kháng chiến của dân tộc là hai đầu gắn bó. Sự gắn bó ấy làm nên diện mạo văn học VIệt Nam giai đoạn 1945, 1975. THành tựu văn học hôm nay sẽ không bao giơ tách khỏi giá trị chân chính ấy và mãi khẳng đinh mình, tiến bước mạnh mẽ trên văn đàn.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK