Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 (1) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ...

(1) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất

Câu hỏi :

(1) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (2) Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm. Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích Câu 2 Đoạn (2) tgia sử dụng những thao tác lập luận nào để làm sáng tỏ nội dung? chỉ cụ thể? Câu 3 em hiểu câu Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề như thế nào Câu 4 nêu tác dụng của câu văn cuối đoạn 2 Câu 5 là một người việt nam em thấy mình có những điểm mạnh nào và cần khắc phục những điểm yếu nào LÀM GIÚP MÌNH VỚI NHÉ. MÌNH CẢM ƠN

Lời giải 1 :

Câu 1:

Nội dung chính của đoạn trích là: những mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu cần khắc phục của người dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới

Câu 2:

Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn 2 là:

Thao tác so sánh: đưa dẫn chứng người Nhật

Thao tác bình luận: đưa ra những nhận định nhận xét về những mặt mạnh và mặt yếu của người VN

Thao tác phân tích: phân tích nguyên nhân mặt yếu của người VN hoặc những tiềm năng mặt mạnh của người VN

Câu 3:

Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề

Nội dung câu này là: hiện trạng học chay học vẹt, học lướt trên bề nổi mà không hiểu kiến thức 1 cách sâu rộng tận gốc nên dẫn đến những lỗ hổng cơ bản về kiến thức. Hơn nữa, người VN cũng có xu hướng chạy theo những cái gì thời thượng, chóng vánh. Hậu quả là, dễ thì không nắm chắc, khó thì không với tới, tạo ra nền tảng kiến thức chưa vững chắc

Câu 4:

Câu cuối đoạn 2: Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Tác dụng: cảnh báo con người về hậu quả của những điểm yếu của con người VN: thiếu kiến thức cơ bản và chưa chu đáo, tỉ mỉ, khẩn trương, năng động sẽ là vật cản của quá trình hội nhập với nền kinh tế năng động của thế giới, dẫn đến tụt hậu, đói nghèo

Câu 5:

Là một người VN, em nhận thấy mình có điểm mạnh là cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó. Nhờ có điểm mạnh này mà em luôn nắm được những kiến thức cơ bản của trường lớp. Tuy nhiên em cũng có điểm yếu là chưa thực sự năng động và chủ động thu nạp kiến thức. Hậu quả là bị động trong học tập và chưa phát triển được bản thân 1 cách toàn diện.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK