MB:
Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hầu như chỉ viết về những người lính trẻ và các cô gái thanh niên xung phong với một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch và mang màu sắc lính. "Bài thơ về tiểu đôi xe không kính" đã in đậm dấu ấn phong cách ấy. Trong thi phẩm đặc biệt ấn tượng là khổ thơ khắc họa thành công hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế hiên ngang, ung dung của những người lính lái xe Trường Sơn với vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, phẩm chất anh hùng và thế giới tâm hồn phong phú lãng mạn đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
..............................................................................................
Như sa ùa vào buồng lái"
TB:
1/ Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Phạm Tiến Duật sáng tác bài thơ này vào năm 1969 trong thời điểm gay go và ác liệt kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thi phẩm nằm trong chìm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập "vầng trăng quầng lửa" của tác giả.
- Mạch cảm xúc: Ra đời trong hoàn cảnh ấy, thi phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ cảm hứng về những chiếc xe không kính để từ đó, nhà thơ khám phá vẻ đẹp của những người lính lái xe.
- Vị trí, Nội dung đoạn trích: Đoạn trích là 2 khổ thơ đầu của thi phẩm. Bằng ngòi bút đậm chất hiện thực Phạm Tiến Duật đã làm sống dậy sự ác liệt của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe. Đồng thời làm ngời sáng vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ: đó là cái nhìn lạc quan, phẩm chất anh hùng và thế giới tâm hồn phong phú lãng mạn của nhà thơ.
2/ Phân tích thơ
Hình ảnh những chiếc xe không kính mang dấu ấn của chiến tranh hiện lên trong cái nhìn lạc quan của người lính lái xe được tái hiện qua:
"Không có kính không phải vì xe không có kính ..... vơ đi rồi"
Trên tuyến đường Trường Son thời chống Mĩ, những chiếc xe không kính khoogn có gì là lạ. Xưa nay, các phương tiện giao thông, trong thơ ca thì thường được mỹ lệ hóa, lãng mạn hóa và tượng trưng hơn tả thực, có cảm giác từ chiến hào nồng mùi khói súng, nó đxa đi thẳng vào tác phẩm. Xuất hiện trong khổ thơ là những chiếc xe quân sự vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men,... chi viện cho chiến trường miền Nam. Những chiếc xe băng qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù vì "bom giật","bom rung" mà thành ra vỡ kính. Với nghệ thuật liệt kê và qua hình ảnh những chiếc xe không kính, PTD đã đưa vào trong thơ một chất liệu mới là chất liệu hiện thực được lấy ra từ đời sống chiến tranh. Những chiếc xe không kính đã làm nền để PTD ghi lại những khám phá mới mẻ của mình về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe thời chống Mĩ. Qua cách lí giải của người lính về những chiếc xe không kính ta thấy ngời sáng tinh thần lạc quan của người chiến sĩ lái xe. Điệp từ "không" khoeens câu thơ như giãn ra tạo nhịp điệu khoan thai. Đặc biệt từ "rồi" khép lại câu thơ thứ 2 đã đem đến một giọng rất nhẹ. Người lính nói về những chiếc xe không kính chính là nói về sự ác liệt của cuộc chiến mà họ đang trải qua. Vậy mà, người chiến sĩ lại kể bằng một giọng nhẹ nhàng, bình thản đến lạ lùng. Thậm chí, còn pha chút đùa vui, dí dỏm. Điều này, cho thấy rất rõ cái nhìn bình thản của người lính về những mất mát, đau thương do bom đạn của kẻ thù gây ra. Đó là cái nhìn lạc quan của một bản lĩnh anh hùng.
Phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ Trường Son ngời sáng qua tư thế hiên ngang khi lái những chiếc xe không kính:
"Ung dung......nhìn thẳng"
"Ung dung" là tư thế thoải mái, là tâm trạng thanh thản và thái độ bình tĩnh tự tin. Đặt vào hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, lại lái những chiếc xe không kính thì sự ung dung này chính là biểu hiện của lòng dũng cảm. Đặc biệt điệp từ "nhìn" kết hợp với nghệ thuật liệt kê và nghệ thuật đảo ngữ đưa từ "ung dung" lên đầu câu thơ đã họa lên tư thế hiên ngang, vẻ đẹp của người lính lái xe và sự tập trong cao độ của người chiến sĩ khi lái những chiếc xe không kính. Ấn tượng nhất trong câu thơ chính là cái "nhìn" thẳng của người chiến sĩ, là cái nhìn thẳng về phía trước, về miền Nam ruột thịt, cái nhìn của ý chí, của sự quyết tâm sắt đá. Hai câu thơ ngắt nhịp 2-2-2 rất đều đặn, vừa gợi sự cân đối nhịp nhàng vừa góp phần tô đậm sự bình tĩnh, tự tin, ung dung, thoải mái của chiến sĩ trên chiếc xe không kính. Tư thế và tâm trạng của người lính lái xe không kính nhưng là sự thử thách với bom đạn của kẻ thù. Phải chăng với những người lính Trường Sơn, những chiếc xe không kính lại chính là hoàn cảnh để họ bộc lộ, phẩm chất anh hùng và nguồn sức mạnh tinh thần lón lao của mình?
Bất chấp gian khổ khó khăn, người chiến sĩ lái xe vượt lên thử thách bằng tinh thần và lòng yêu đời phơi phới:
"Nhìn thấy gió...thẳng vào tim"
Điệp từ "nhìn thấy" đã góp phần làm nên nhịp thơ dồn dập, mạnh mẽ, khỏe khoắn. Nó vừa gợi tả độ lao nhanh của những chiếc xe không kính trên đường ra trận, vừa hé mở tư thế hiên ngang và tâm trạng hồ hởi, háo hức của người chiến sĩ lái xe. Sau điệp từ "nhìn thấy" thế giới tâm hồn tình cảm đẹp đẽ của người chiến sĩ đxa được mở ra. Trên chiếc xe không kính, người lính đã thấy bao khó khăn, gian khổ và cả những điều thú vị. Đó là nhìn thấy "nó xoa vào mắt đắng". Ở đây, tác giả đã sử dụng thật khéo léo nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. "Mắt đắng" là sự chuyn đổi thần tình từ thị giác sang vị giác, đem đến cho câu thơ ý nghĩa thật mới mẻ. Nó vừa gợi tốc độ rất nhanh của những chiếc xe quân sự trên đường ra trận, vừa tô đậm những khó khăn gian khổ mà người lính lái xe khoogn kính phải đối mặt. Vì xe không có kính lại chạy rất nhanh nên gió thổi vào mắt làm mắt đắng. Đây là cảm nhận là trải nghiệm gian khổ của người trogn cuộc. Động từ "xoa" kết hợp với nhân hóa "gió vào xoa" là cách nói giảm nói tránh. Cách nói này cho thấy tâm hồn lạc quan, tư thế vượt lên trên gian khổ giúp người lính biến thiên nhiên khắc nghiệt thành người bạn xoa dịu bóng dáng thiếu ngủ nhiều đêm. Phải hóa thân vào những người lính lái xe không kính thì PTD mới có thể sáng tạo được một hình ảnh thơ chân thực đến như thế. Trên chiếc xe không kính người lính còn nhìn thấy "con đường chạy thẳng vào tim". Đó là hình ảnh ẩn dụ cho con đường Bắc - Nam, con đường thử thách lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nma thống nhất đất bước. Hình ảnh thơ cho ta hiểu rằng người chiến sĩ đã lái những chiếc xe không có kính bằng tất cả trái tim mình, một trái tim cháy bỏng lòng yêu nước.
Dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ PTD, thế giới tâm hồn phong phú, lãng mạn của người chiến sĩ đã được mở ra thật đẹp:
"Thấy sao trời...vào buồng lái"
Lái xe không kính không phải là không gặp khó khăn gian khổ những với người chiến sĩ chủ yếu vẫn là cái cảm giác thú vị khi được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài khi thiên nhiên vũ trụ bỗng trở nên thật gần gũi. Qua khung cửa không còn kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với "sao trời và cánh chim" cũng như "ùa vào buồng lái". Cái nhìn cảu người chiến sĩ vào thiên nhiên vũ trụ là cái nhìn trẻ trung, lạc quan, yêu đời, đậm chất lãng mạn chỉ có ở những con người biết vượt qua những thử thách khốc liệt của hoàn cảnh. Biện pháp tu từ so sánh "như sa, như ùa vào buồng lái" và đảo ngữ "đột ngột cánh chim" đã góp phần thể hiện nội dung nổi bật trong khổ thơ là cảm giác thú vị, là tâm trạng phơi phới của người lính lái xe không kính trên đường ra trận. Phải chăng với người chiến sĩ Trường Sơn, con đường ra trận là con đường đẹp nhất và niềm hạnh phúc nhất là được có mặt trên trận tuyến đánh quân thù?
Trong khổ thơ này, nhà thơ PTD đã khắc họa thành công hai hình tượng nghệ thuật độc đáo là những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Chọn hình ảnh những chiếc xe không kính là chất liệu hiện thực sống động của đời sống chiến tranh, tác giả đã biểu dương tinh thần, ý chí của người lính Trường Sơn. Sử dụng thể thơ tư do, ngôn ngữ giàu chất lính và giọng thơ tự nhiên, khỏe khoắn kết hợp với các BPTT điệp ngữ, đảo ngữ. PTD đã thực hiện thật ấn tượng vẻ độc đáo của những chiếc xe không kính và phẩm chất anh hùng, cũng như tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ lái xe. Với những phẩm chất cao đẹp đó, hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ đã trở thành một biểu tượng đẹp cho tuổi trẻ VN thời chống Mĩ. Đến đây, ta bỗng liên tưởng tới những vần thơ tuyệt đẹp trong bài "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây" của PTD ghi lại những năm tháng chiến đấu ác liệt của tuổi trẻ VN thời chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa:
" Đông snag Tây không phải đường đưa thư
Đường chuyển đạn và đưuòng chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh"
KB:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK