I. Lý thuyết
A. Phần trắc nghiệm
1. D
2. A
3. B
4. C
5. D
6. B
B. Phần tự luận
Câu 1: dùng chày cối sứ để nghiền hoá chất rắn. Khi nghiền lượng chất rắn trong cối không quá 1/3 thể tích của cối. Đầu tiên dùng chày cẩn thận giã nhỏ những cục lớn cho đến khi kích thước bằng hạt đậu, sau đó dùng tay tỳ chày và xoáy mạnh chày vào cối cho chất rắn nhỏ dần. Trong khi nghiền, thỉnh thoảng dừng lại, dùng bay để đảo trộn và dồn chất cần nghiền ra giữa cối. Khi đạt đến kích thước cần thiết dung bay cạo sạch chất cần nghiền dính vào đầu chày và xung quanh thành cối sau đó đổ ra theo mỏ cối. Khi nghiền các chất để làm thí nghiệm nổ, cối chày cần sạch và nghiền riêng rẽ. Không được khuấy hỗn hợp nổ trong cối. Sau khi nghiền xong rửa sạch chày cối ngay.
Câu 2.
Hình 1: Phễu quả lê
Cách sử dụng :
– Bước 1: Rót pha 2- dung dịch nước chứa chất tan cần chiết vào pha 1- dung môi hữu cơ nhẹ hơn nước.
– Bước 2: Dốc ngược phễu, lắc kỹ để phân bố chất tan giữa 2 pha. Thỉnh thoảng mở khóa để xả bớt hơi dung môi.
– Bước 3: Gá phễu chiết trên giá. Mở nút phễu, để yên cho cân bằng phân bố được thiết lập. Sau khi 2 pha đã phân tách rõ ràng, mở khóa phễu để tách bỏ pha nước bên dưới và thu lấy pha hữu cơ.
Lặp lại quá trình trên vài lần với pha nước vừa tách ra cho đến khi chất tan gần như được chiết hoàn toàn.
Hình 2: Bình cầu có nhánh
Cách xử dụng:
Bình cầu được dùng để pha hóa chất, để đun nóng chất lỏng hoặc làm bình rửa. Bình đáy tròn để đun sôi, chúng có đặc tính là có thể chịu nhiệt lâu. Khi đun nên để bình trên lưới amiang. Không nên thay đổi nhiệt đột ngột của bình. Khi đun nên tránh tiếp xúc với giá sắt bằng cách lót.
Hình 3: Ống nghiệm có nhánh
Cách sử dụng
Không nên cầm trực tiếp ống nghiệm mà nên dùng cặp, nên cặp ở vị trí cách miệng ống khoảng 1/5 chiều dài ống. Chỉ nên lắc ống khi chất lỏng chưa đến nửa ống. Nếu có nhiều hóa chất phải dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ, tuyệt đối không bịt tay vào miệng ống và lắc.
KHi đun nóng, để đáy ống nghiệm vào nơi nóng nhất của đèn cồn (vị trí gần 2/3 ngọn lửa từ dưới lên). Không nên để sát bấc đèn, ống nghiệm dễ bị vỡ.
Khi chưa dùng đến hoặc đã dùng xong hay cần giữ lại nên để ống nghiệm trên giá gỗ.
Hình 4: Cốc thủy tinh
Có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu tiến hành đựng hóa chất khi tiến hành phản ứng hóa học nếu cần lượng hóa chất nhiều hơn ống nghiệm. Dùng cho những thí nghiệm khó quan sát hiện tượng, dễ lấy kết tủa. Khi đun nên để cách lưới amiang, tuyệt đối không thay đổi đột ngột nhiệt độ cốc.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK