Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại.Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu nhưng bài thơ " Thu điếu" là một trong những bài thơ hay nhất.Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm cùa Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước.
Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu là Quế Sơn, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá, Nam Định nhưng sống chủ yếu ở quê nội là huyện Bình Lục, Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, đỗ đạt làm quan nhưng chỉ làm quan có 10 năm rồi cáo quan về ở ẩn, phần lớn cuộc đời ông dạy học ở quê nhà và sống cuộc đời thanh bạch. Ông là người có cốt cách thanh cao, là người có tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp. Sáng tác của ông gồm 800 tác phẩm viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm cả thơ, văn đối nhưng chủ yếu là thơ. Đóng góp lớn của Nguyễn Khuyến đó là thơ viết về quê hương, đất nước, thơ trào phúng. Ông hướng ngòi bút của mình thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, bè bạn, phản ánh cuộc sống của những con người nghèo khổ nhưng thuần hậu, chất phác, đồng thời đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị. Bài thơ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ viết về mùa thu nức danh của tác giả. Bài thơ đã diễn tả được vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK