Bốn câu thơ Nguyễn Du nói về Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều đã đẻ lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Ngay từ đầu ông đã tạo ra thế so sánh" Kiều càng sắc sảo, mặn mà". Từ "Càng" khẳng định được nàng Kiều mang sự vượt trội hơn hẳn người em gái là Vân. Kiều không có vẻ đẹp phúc hậu như Vân mà lại "sắc sảo, mặn mà". Nàng được nhà thơ khắc họa cả ở tài, sắc "So bề tài sắc lại là phần hơn". Tả Vân, Nguyễn Du chỉ nói về nhan sắc, nhưng Kiều còn đượcn nhìn nhận ở tài năng. Phần hơn ấy là sự vượt trôi, là đòn bẩy tài tình của Nguyễn Du. Ông không đi vào chi tiết cái đẹp của Kiều mà chỉ làm rõ "làn thu thủy, nét xuân sơn". Vẻ đẹp trẻ trung, mặn mà của người con gái được tô điểm ở đôi mắt- cửa sổ tâm hồn cùng hàng lông mày như núi mùa xuân, sức sống và xinh đẹp biết bao nhiêu! Nhưng cái đẹp của Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du trong ước lệ tượng trưng không có cái êm đềm như Vân: "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". Khi cái đẹp của nàng vượt lên trên cả tự nhiên và "hoa ghen, liễu hờn" thì nàng sẽ bị ghen ghét, bị đố kị thay vì được nhận một sự ngưỡng mộ như cô em của mình. Đó cũng là dự cảm của Nguyễn Du với cuộc đời với vô vàn sóng gió "Thanh lâu hai lượt ,thanh y hai lần". Ngòi bút Nguyễn Du vẽ Kiều đẹp tuyệt trong đòn bẩy, trong ước lệ tượng trưng, trong hình ảnh nhân hóa và khiến ta không thể không xốn xang nhưng cũng đầy lo âu cho tương lai của nàng.
Bốn câu thơ trên được trích từ văn bản " Chi em Thúy Kiều " ( Trích " Truyện Kiều " ) của tác giả Nguyễn Du . Qua những câu ấy , ta có thể hình dung ra vẻ đẹp trời ban của Thúy Kiều . Câu thơ đầu tiên " Kiều càng sắc sảo mặn mà " cho ta thấy , Kiều hơn hẳn Vân về mọi mặt . " Sắc sảo " là vẻ đẹp trí tuệ . " Mặn mà " là vẻ ngoài đằm thắm , tươi duyên . Nhan sắc của Kiều so với Vân rõ ràng có thêm chiều sâu , thêm đằm thắm . Đã vậy , thi sĩ còn khẳng định sự vượt trội ấy bằng những từ ngữ chỉ mức độ " hơn " , " càng " . Chứng tỏ Thúy Vân đã xinh đẹp tuyệt trần , Thúy Kiều còn rực rỡ , quyến rũ hơn nữa . Nhưng vẻ đẹp ấy có thực sự là một điều đáng để khát khao ? Trong hai câu thơ tiếp theo , tác giả vẫn dùng những hình ảnh giàu tính ước lệ tượng trưng như " thu thủy " là nước mùa thu , " xuân sơn " là núi mùa xuân , vẫn lấy thiên nhiên " hoa " , " liễu " làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp con người . Nếu với Thúy Vân , thiên nhiên nhún mình " thua " , " nhường " thì với nàng Kiều trẻ trung , thiên nhiên lại hờn ghen đố kị " Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh " . Qua đó , nhà thơ như nhấn tả vẻ đẹp của Kiều đồng thời cũng như đang thể hiện rõ sự ganh ghét của thiên nhiên với con người . Liệu đây có phải một lời dự báo cho số phận vất vả , nhiều sóng gió của nàng Kiều ?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK