Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 6: Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể...

Câu 6: Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể được mô tả ở kì giữa gồm: A. hai phân tử ADN gắn với nhau ở tâm động.​B. phân tử ADN liên kết với protein loại histon

Câu hỏi :

Câu 6: Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể được mô tả ở kì giữa gồm: A. hai phân tử ADN gắn với nhau ở tâm động.​B. phân tử ADN liên kết với protein loại histon C. hai cromatit gắn với nhau ở tâm động.​​D. hai nhiễm sắc tử chị và em gắn vào nhau. Câu 7: Chức năng của nhiễm sắc thể là: A. thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhân tế bào. B. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ. C. cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền.​ D. mang gen quy định các tính trạng di truyền. Câu 8. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện thông qua ​A. các hình thức phân chia tế bào.​​B. sự trao đổi chất và năng lượng của tế bào. ​C. quá trình hô hấp nội bào.​​​D. quá trình đồng hoá. Câu 9. Nhiễm sắc thể có thể nhân đôi được dễ dàng là nhờ A. sự tháo xoắn của nhiễm sắc thể.​ B. sự tập trung về mặt phẳng xích đạo của nhiễm sắc thể. C. sự phân chia tế bào chất.​​ D. sự tự nhân đôi và phân li đều của các nhiễm sắc thể về các tế bào con. Câu 10. ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ A. quá trình giảm phân. B. quá trình nguyên phân .​C. quá trình thụ tinh.​ D. cả A, B và C. Câu 11: Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kỳ tế bào? A. kỳ trung gian.​B. kỳ đầu.​C. kì giữa.​D. kỳ sau. Câu 12: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là A.30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D.30 nm và 11 nm Câu 13: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). ​​B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). ​ C. Crômatit. ​​​​D. Sợi cơ bản. Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi. B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào. C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Câu 15: Chọn câu đúng trong số các câu sau: 1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài. 2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau. 3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội. 4. NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào. Số phương án đúng là: A. 1​​ B. 2​​ C. 3​​ D. 4

Lời giải 1 :

Câu 6: Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể được mô tả ở kì giữa gồm?

⇒ C. Hai crômatit gắn với nhau ở tâm động

Câu 7: Chức năng của nhiễm sắc thể là?

⇒ D. Mang gen quy định các tính trạng di truyền

Câu 8: Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện thông qua?

⇒ ​A. Các hình thức phân chia tế bào

Câu 9: Nhiễm sắc thể có thể nhân đôi được dễ dàng là nhờ?

⇒ A. Sự tháo xoắn của nhiễm sắc thể

Câu 10: Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ?

⇒ D. Cả A, B và C

Câu 11: Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kỳ tế bào?

⇒ A. Kỳ trung gian

Câu 12: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là?

⇒ C. 11 nm và 30 nm

Câu 13: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

⇒ ​​​​D. Sợi cơ bản

Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể?

⇒ D. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau

Câu 15: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

· 1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài

→ Đúng

· 2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau

→ Sai. Cà chua và lúa nước đều có bộ NST lưỡng bội là `2n = 24`

· 3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội

→ Sai. Ở một số loài như châu chấu có bộ NST lưỡng bội là số lẻ

· 4. NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào

→ Đúng

Số phương án đúng là:

⇒ B. 2​​

 

Thảo luận

-- Vg
-- Xin lỗi bạn
-- Khum sao mình không ngại giúp bạn nhưng mình sợ bị bạn khác báo cáo thôi :((
-- Câu 19: Số lượng nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào sinh dưỡng của người bình thường là: A. n NST đơn.​​B. 2n NST đơn.​​C. 1 NST đơn.​​D. 2 NST đơn.
-- Câu này đáp án là b pk bạn
-- Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở những loài sinh vật lưỡng bội (2n)? ​A. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước. ​B. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về... xem thêm
-- Câu 19: Số lượng nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào sinh dưỡng của người bình thường là? `->` D. 2 NST đơn Vì trong tế bào sinh dưỡng của người bình thường chỉ mang 1 cặp NST giới tính
-- Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở những loài sinh vật lưỡng bội (2n)? `->` ​A. tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK