Trong những năm tới, để phát huy tốt giá trị truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thể hệ trẻ trong việc tri ân công lao, sự đóng góp của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp giải phóng, giành độc lập dân tộc của đất nước. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, góp phần xây dựng niềm tin, lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã làm nên những“trang sử vàng chói lọi” của dân tộc; đồng thời tuyên truyền đấu tranh với các tư tưởng xuyên tạc, bôi đen lịch sử, phủ nhận lịch sử; nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà các thế lực phản động đang thực hiện chiến lược“diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, vấn đề giáo dục truyền thống càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Đảng và chế độ; bảo vệ tình đoàn kết thống nhất của toàn xã hội, không để kẻ địch lợi dụng xuyên tạc lịch sử, phủ nhận công lao to lớn của Đảng và Nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc; khẳng định những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử cách mạng là việc làm cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị chứ không chỉ việc làm của cấp ủy và ngành chức năng, nhằm góp phần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Di tích Thành Điện Hải thuộc phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Đây là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1859, nơi lưu lại những dấu tích sinh động về truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Thành Điện Hải, trước đó còn gọi là đồn Điện Hải, được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 12 (năm 1813), nằm ở tả ngạn sông Hàn. Đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đồn Điện Hải được dời vào bên trong đất liền, được xây bằng gạch trên một gò đất cao và đến năm Minh Mạng thứ 15 (1835) được đổi tên là Thành Điện Hải.
Thành được xây theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Bên trong có hành cung, kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), Thành Điện Hải được mở rộng với chu vi 556m, tường cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, cửa chính mở về phía Nam và một cửa khác mở về phía Đông. Trước mưu đồ thôn tính của thực dân Tây phương, các vua triều Nguyễn đã chú tâm xây dựng Điện Hải thành một công trình quân sự vững chắc, một pháo đài ở vị trí chiến lược nhằm bảo vệ cửa biển Đà Nẵng, phên giậu từ xa cho kinh thành Huế.
Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt của quân, dân Đà Nẵng và triều đình nhà Nguyễn dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng nhiều vị tướng khác. Để bảo vệ tuyến phòng thủ quan yếu này, năm 1858, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha lần đầu tiên nổ súng xâm chiếm Việt Nam, Thành Điện Hải trở thành tiền đồn để quân dân ta kìm chân quân giặc trong thời gian hơn một năm rưỡi, bẻ gẫy ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân viễn chinh xâm lược hòng tiến thẳng ra kinh đô Huế. Đây là những thắng lợi có ý nghĩa hết sức trọng đại của quân dân ta trong buổi đầu chống thực dân xâm lược phương Tây với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Đây là một nét son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.
Căn cứ vào những giá trị lịch sử đặc biệt đã diễn ra tại đây, di tích Thành Điện Hải đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (cũ) nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Thành phố Đà Nẵng sau này đã triển khai các hoạt động nhằm phục hồi, tôn tạo di tích này, trong đó có việc chọn đây là địa điểm xây dựng trụ sở của Bảo tàng lịch sử Thành phố, xây dựng tượng đài Tướng quân Nguyễn Tri Phương nhằm tôn vinh sự kiện kháng chiến anh dũng tại Điện Hải năm xưa. Đồng thời, tiến hành thu thập, nghiên cứu, bảo quản, xây dựng hồ sơ khoa học bộ sưu tập súng thần công phát hiện tại di tích, những chứng tích quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân xâm lược ở nửa cuối của thế kỷ XIX.
Bộ sưu tập súng thần công Thành Điện Hải đang được Bảo tàng Đà Nẵng quản lý gồm 7 khẩu, chất liệu đúc bằng gang - sắt, còn nguyên hình dáng, được phát hiện trong khuôn viên Thành Điện Hải. Số đăng ký sưu tập hiện vật là:
Súng 1: BTĐN: 2517/KL.484a
Súng 2: BTĐN: 2517/KL.484b
Súng 3: BTĐN: 2518/KL.485a
Súng 4: BTĐN: 2518/KL.485b
Súng 5: BTĐN: 2531/KL.487
Súng 6: BTĐN: 2742/KL.530
Súng 7: BTĐN: 2753/KL.534
Nội dung, giá trị khoa học:
Bộ sưu tập súng thần công Thành Điện Hải của Bảo tàng Đà Nẵng được phát hiện trong khuôn viên Thành Điện Hải có hình dáng, kích thước rất giống các loại đúc bằng đồng hay gang - sắt được làm vào thời Nguyễn đã phát hiện và trưng bày ở nhiều nơi trên đất nước ta. Các khẩu súng này đều có cấu tạo 3 phần: nòng súng, thân súng, khối hậu và lỗ điểm hỏa. Thân súng hình trụ tròn, nòng thon và to dần về phía đuôi (khối hậu), phần giữa hai bên thân súng có 2 quai súng hình trụ để gắn vào bệ súng (hoặc xe đẩy). Gắn liền với khối hậu là chuôi súng đúc hình núm tròn (có thể dùng để cầm, nắm khi điều chỉnh góc bắn).
Tất cả 7 khẩu súng thần công này đều được phát hiện dưới lòng đất thuộc di tích Thành Điện Hải trong những năm 1979, 1993, 2005, 2007 và 2008. Hiện nay, bộ sưu tập đang được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Đà Nẵng (nền cũ tòa Thành Điện Hải thời Nguyễn) và trên phòng trưng bày chuyên đề của Bảo tàng.
Giá trị cơ bản nhất của bộ sưu tập này là những hiện vật nguyên gốc, độc bản, được quân dân Đà Nẵng sử dụng để chiến đấu chống lại Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Đà Nẵng từ năm 1858 - 1860 được tìm thấy tại khuôn viên Thành Điện Hải.
2. Quá trình quản lý bảo tồn di tích
Tình trạng vi phạm nghiêm trọng đến các khu vực di tích và cảnh quan lịch sử của di tích Thành Điện Hải
Những năm qua, mặc dù đã có những hoạt động nhằm bảo tồn di tích này nhưng nhìn chung Thành Điện Hải vẫn đã bị xâm lấn, bị vi phạm nghiêm trọng.
Trong thực tế, di tích Thành Điện Hải đã bị xâm lấn từ sau ngày giải phóng năm 1975. Vào thời điểm đó, đã có nhiều hộ dân đến sinh sống và xây dựng nhà cửa xâm lấn di tích này. Đồng thời, chính quyền tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) còn bố trí cho Công ty Dược phẩm xây dựng trụ sở ở ngay bên trong Thành Điện Hải. Chính vì thế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơi nới xây dựng của công ty này đã làm méo mó, biến dạng nghiêm trọng khu di tích trong một thời gian dài.
Tại thời điểm lập hồ sơ xếp hạng di tích cho Thành Điện Hải vào năm 1988, di tích này chỉ còn lại 4 tường thành chính và hệ thống hào rãnh phía Đông và phía Nam, còn các hào rãnh khác đã bị xâm hại gần như hoàn toàn.
Theo hồ sơ xếp hạng di tích, Thành Điện Hải có 2 khu vực bảo vệ. Khu vực 1 là toàn bộ phần bên trong, được bao bọc bởi bờ tường phía trong Thành Điện Hải. Khu vực 2 là hệ thống hào rãnh và phần đất xung quanh, cách chân tường thành 65m. Tuy vậy ngày nay, khi đến Thành Điện Hải có thể thấy rõ hàng loạt công trình đã và đang xây dựng vào bờ hào, chân thành và tường thành, làm thay đổi tình trạng vốn có của nó. Những năm gần đây, có 28 hộ dân đã lấn sâu, làm nhà ở chồng lấn làm thay đổi cơ bản cảnh quan lịch sử của di tích này.Trong đó, phía Tây thành bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều nhà dân cơi nới, xây dựng chồng lấn lên tường thành và phần hào bao xung quanh. Nhiều ngôi nhà dùng chính phần tường thành làm móng nhà kiên cố. Khu vực phía Đông, Nam và Bắc Thành Điện Hải bị các tòa nhà kiên cố thuộc sở hữu nhà nước vi phạm khoảng cách bảo vệ 65 m thuộc khu vực 2 của Thành Điện Hải, gồm: tòa nhà Công viên phần mềm, tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng và Trung tâm thể dục thể thao người cao tuổi. Trong đó, tòa nhà Công viên phần mềm và Trung tâm thể dục thể thao người cao tuổi nằm sát liền bờ hào của di tích Thành Điện Hải.
Cần thẳng thắn thừa nhận một thực tế là chính trụ sở Bảo tàng Đà Nẵng, một công trình kiên cố cao tầng với kiến trúc hiện đại nằm ngay trong khu vực bảo vệ 1 tại khuôn viên Thành Điện Hải (hoàn thành vào năm 2011 với tổng số tiền đầu tư lên tới 45 tỉ đồng) lại chính là sự vi phạm nặng nhất đến tính toàn vẹn của di tích.
Đứng trước mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và nhu cầu dân sinh, năm 2013, UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương chỉ tháo dỡ các phần cơi nới trái phép nhưng không giải tỏa dân. Tiếp đó, UBND thành phố giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng (nay là Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng) phối hợp với Sở Xây dựng lập quy hoạch điều chỉnh ranh giới di tích Thành Điện Hải với nội dung thu hẹp khoảng cách bảo vệ khu vực 2 từ 65 m về còn… 2 m, nghĩa là chỉ giải tỏa 2 m quanh chân thành để làm đường dân sinh ngăn cách thành với khu dân cư và các công trình nhà nước.
Ngày 22/6/2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đã có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đề nghị xem xét và ký xác nhận hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin thỏa thuận phê duyệt điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ khu vực 1 và 2 của di tích Thành Điện Hải. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn phúc đáp, rằng không thể ký xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ vì thủ tục thu hồi đất và vấn đề nhà cửa, đất đai của các hộ dân ở phía Tây Thành Điện Hải vẫn chưa được UBND thành phố xem xét, quyết định. Do đó, cho đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thể gửi biên bản và bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh. Trong khi công việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ vẫn chưa hoàn thành, người dân vẫn cứ tiếp tục xây dựng nhà cửa quanh khu vực này, gây ảnh hưởng đến tường thành. Bên cạnh đó, một số công trình xây dựng khác của nhà nước, đặc biệt là Trung tâm hành chính thành phố đồ sộ kiên cố ở sát kề khiến cảnh quan di tích bị biến dạng nghiêm trọng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK