MB : - Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn ý kiến : "Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động lòng người"
TB :
1. Giải thích ý kiến
- Ý kiến đề cập đến vấn đề thơ cần phải có hình thức, nội dung và phải mang giá trị sâu sắc, tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của người đọc , khơi gợi ở người đọc nhiều cung bậc và trạng thái cảm xúc nhất khi đọc những vần thơ.
2 a.Chứng minh qua tác phẩm " Cảnh ngày hè"
Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:
+ Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian
+ Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè
+ Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió
=> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống
- Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:
+ Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi...-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp
+ Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè
- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:
+ Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.
+ Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió
=> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.
- Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:
+ Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.
+ Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.
+ Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no
b. Chứng minh qua tác phẩm " Độc Tiểu Thanh kí'
- Hai câu đề “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
+ Tác giả thể hiện hình ảnh của quá khứ và tương lai
+ Thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ quá khứ và hiện tại
+ Một sự tàn phai khi bị bệnh
+ Thể hiện tấm lòng nhân đạo trước số phận của tiểu thanh
- Hai câu thực “Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
+ Tác giả đã gợi lại cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh
+ Nguyễn Du đã khẳng định tài năng và sắc đẹp của tiểu thanh
+ Tác giả cũng xót xa cho thân phận của tiểu thanh
- Hai câu luận “Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư”
+ Tác giả thay cho người phụ nữ thể hiện nỗi uất hận, hận cảnh hồng nhan bạc phận
+ Mối hận từ cổ chí kim
+ Mối hận của muôn vàng người phụ nữ
- Hai câu kết “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
+ Tác giả chuyển từ thương người sang thương mình
+ Một sự đồng cảm thân phận với nàng tiểu thanh
==>> Cả hai tác phẩm đều là những bài thơ hay, hay cả về hình thức, nội dung lẫn giá trị truyền đạt. Những tác phẩm này đã mang đến cho người đọc cản xúc sâu đậm và khơi gợi ở họ nhiều tình cảm sâu sắc.
KB : - Khẳng định ý kiến trên là vô cùng xác đáng
- Khẳng định nội dung, giá trị của hai bài thơ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK