Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cho đoạn trích sau, đọc và trả lời các câu...

Cho đoạn trích sau, đọc và trả lời các câu hỏi: “Chưa kịp nguôi ngoai trước thiệt hại của cơn bão số 5, miền Trung lại đắm mình trong lũ dữ

Câu hỏi :

Cho đoạn trích sau, đọc và trả lời các câu hỏi: “Chưa kịp nguôi ngoai trước thiệt hại của cơn bão số 5, miền Trung lại đắm mình trong lũ dữ suốt hơn tuần nay… Thương lắm những mái nhà chìm nổi trong biển nước mênh mông, những cảnh người cheo leo nơi nóc tủ, cành cây… Đau lắm những sinh mạng lênh đênh, thương tâm trong lũ dữ! Và còn đó tiếng mẹ khóc con, tiếng vợ gọi chồng, tiếng đồng đội tìm nhau nơi Rào Trăng 3… Huế ơi! Xin dành lời nguyện cầu bình an đến tất thảy… Khúc ruột miền Trung động viên nhau, an ủi nhau. Tấm lòng người dân cả nước hướng về miền Trung như dòng nước mát lành cho lòng người vùng lũ bớt chút héo hon, vơi chút âu lo.”(Trích internet) Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Chỉ ra các từ ngữ thể hiện phương thức biểu đạt đó. Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản trên. Nội dung thể hiện Câu 3: Xét về mục đích nói, câu vân sau thuộc kiểu câu nào?“Xin dành lời nguyện cầu bình an cho tất thảy…” Câu 4: Câu văn sau đã được sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. “Và còn đó tiếng mẹ khóc con, tiếng vợ gọi chồng, tiếng đồng đội tìm nhau nơi Rào Trăng 3.”

Lời giải 1 :

1, Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Các từ ngữ thể hiện phương thức biểu đạt đó: thương lắm, đau lắm, ơi, xin dành lời cầu nguyện bình an

2,

Nội dung: sự thương xót, cầu nguyện và tình cảm mến thương, động viên an ủi dành cho nhân dân miền Trung trong thời gian bão lũ xảy ra. 

3,

Câu văn này là câu cảm thán

Vì nó thể hiện sự thương xót, tình cảm mến thương của tác giả dành cho nhân dân miền Trung

4,

Câu văn này đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê

Tác dụng: miêu tả chân thực, nhấn mạnh sự khổ sở và hoàn cảnh khổ đau, khó khăn đến tột cùng của nhân dân miền Trung khi phải trải qua thời kỳ bão lũ khốn cùng đến như vậy

Thảo luận

Lời giải 2 :

         $#autism496$

                      Câu `1` : Phương thức biểu đạt của đoạn văn là " Biểu cảm "

                                    Từ ngữ thể hiện :

$•$ Thương lắm 

$•$ Đau lắm 

$•$ Huế ơi !

$•$ Xin dành lời nguyện cầu bình an 

                      Câu `2` : 

                                    $\text{Nội dung chính :}$ Nói lên sự tàn khốc , đau đớn mà thiên tai mang đến cho con người . Từ đó thể hiện sự thấu hiểu , thương cảm của tác giả dành cho những nhân dân chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề nhất . Cho ta thấy được sự sẻ chia , nhân ái với nhau khi hoạn nạn . Sự ấm áp lan toả đi , xoa dịu nỗi đau .

                      Câu `3` : Xét về mục đích nói , câu sau thuộc " câm cảm thán "

            `=>` Dùng để biểu lộ tâm cảm thương , thấu hiểu của nhân vật

                      Câu `4` :

                                    Chi tiết tu từ trong câu văn `:`

$\text{-}$ Và còn đó tiếng mẹ khóc con , tiếng vợ gọi chồng , tiếng đồng đội tìm nhau nơi Rào Trăng 3 .

              `->` Biện pháp tu từ " liệt kê "

              Tác dụng : Nhấn mạnh sự dữ dội , mất mát của thiên tai . Nổi bật hoá tình người vô cùng quý báu , đáng trân trọng lúc cấp bách . Qua đó cho ta thấy được sự bất lực trong từng cử chỉ , lời nói của từng con người đang dùng sức mạnh chống chọi với sức trời . Đồng thời bộc lộ được nỗi thèm khát hơi ấm gia đình , hạnh phúc của họ . Giúp rõ ràng , đầy đủ hoá tư tưởng , tình cảm của tác giả . Khơi lên sự thấu hiểu lẫn nhau , cảm xúc vô vàn cho người đọc 

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK