Câu 7: phân tích biện pháp tả cảnh ngụ tình của tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích trên bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 15 câu có sử dụng phép thế và phép lặp.
Bài làm
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng, cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng, cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả (1) . Tám câu cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu ngưng bích" của tác giả Nguyễn Du đã cho ta thấy tâm trạng buồn bã, âu lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (2). Đây là tám câu thơ thực cảnh và cũng là tâm cảnh (3). Nhà thơ miêu tả mỗi biểu hiện của cảnh đồng thời cũng là một ẩn dụ về tâm trạng con người, mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nau và những lí do buồn khác nhau trong khi nỗi buồn đã đầy ắp tâm trạng để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn, da diết hơn, mãnh liệt hơn (4). Cụm từ "buồn trông" mở đầu bốn cặp câu thơ lục bát đã tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành diệp khúc của tâm trạng , điệp ngữ " buồn trông" kết hợp với các hình ảnh đứng sau và các câu hỏi tu từ diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau cùng với một loạt từ láy tượng hình và một từ láy tượng thanh ở câu cuối tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, tạo nên âm hưởng buồn(5).
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"
Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển thể hiện nội tâm của Kiều(6). Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng lẻ loi cuối cùng của mặt trời sắp tắt phía đằng xa, cũng như Kiều trong không gian vắng lặng nhìn về phương xa với nỗi buồn da diết về gia đình, quê hương(7) . Con thuyền gần như mất hút vẫn còn lênh đênh trên biển khi mà các con thuyền khác đều đã cập bến, biết bao giờ mới tìm được bến bờ neo đậu như Kiều còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở cề sum họp đoàn tụ bên người thân(8).
" Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu"
Chỉ một cánh hoa trôi lênh đênh trên "ngọn nước mới sa" cũng là một phần ẩn dụ bởi nàng chạnh lòng liên tưởng đến thân phận mỏng manh, yếu đuối của mình, như một cánh hoa trôi, bị dòng đời xô đẩy không biết trôi dạt về đâu, neo đậu chốn nào(9).
" Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"
Đây là cảnh mênh mông, vắng lặng của "nội cỏ rầu rầu", một màu xanh đơn điệu(10). Đó là sắc xanh héo úa, nhạt nhòa trải dài từ chân mây đến mặt đất, còn đâu cái sắc xanh non ngọt ngào, thơm mát tràn trề nội sống của nội cỏ trong tiết Thanh minh(11). Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh và chuỗi ngày tù túng không biết kéo dài đến bao giờ, trước mặt nàng là tương lai mù mịt(12).
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập, âm thanh dữ dội của tiếng sóng khi cơn gió cuốn nơi mặt duềnh bắt đầu ập đến, từ láy tượng hình "ầm ầm" được đảo lên đặt đầu câu như dự báo trước những sóng gió, giông tố cuộc đời ắc đổ ập xuống làm Kiều kinh hãi, lo sợ(13). Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều, cảnh được nhìn từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến đậm, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, toàn bộ tám câu thơ cuối là một bức tranh toàn cảnh buồn thảm(14). Song bức tranh ấy đồng thời mang ý nghĩa ẩn dụ về tâm trạng và hoàn cảnh cô đơn, hãi hùng trước cuộc sống đầy những sự bất hạnh(15). Đoạn thơ đã nói lên hiện tại lẻ loi, đơn độc và báo hiệu một ngày mai đầy khủng khiếp mà Kiều phải đối diện(16). Nói tóm lại, bằng ngòi bút tinh tế mà sắc sảo, biện pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã được tái hiện một các rõ nét và chân thực nhất(17).
Chú thích:
Gạch chân: phép thế
in đậm: phép lặp
Chúc bn học tốt
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK