1 .
Trong khổ 3 của bài Quê hương , Tế Hanh đã viết :
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ,
..... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . "
Yêu quê hương , tự hào những chàng trai làng trài cường tráng với " làn da ngăm rám nắng " được tôi luyện trong lao động , trong sóng gió mặn mà của biển " cả thân hình nồng thuở vị xa xăm " - vị mặn , vị lớn lao của biển cả . Yêu làng chài là yêu những con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả , trở về nằm im trên bến . Con thuyền đã được Tế Hanh nhân hóa gợi cuộc sống lao động mà yên vui của bà con làng chài -" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm " .Tác giả đã sử dụng các từ " im , mỏi , nằm , nghe , thấm dần " khiến hình ảnh ấy càng giàu giá trị biểu cảm . Sự chuyển đổi cảm giác tài tình đó đã tạo nên vần thơ giàu cảm xúc . Bằng tất cả tâm hồn , con thuyền tự nghe và tự cảm thấy .Hương vị của biển cả đang và đã thấm sâu vào cơ thể người dân chài . Chiếc thuyền nằm nghỉ , nghe chất muối trong thớ vỏ thật là hình ảnh tinh tế và thắm thiết . Phải chăng chất muối , hương vị , tình quê thấm sâu trong tâm hồn người dân chài ? Con thuyền đã đồng nhất với cuộc đời , với số phận của người dân chài . Tóm lại , chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ mà Tế Hanh đã khắc họa 1 cách độc đáo , ấn tượng về hình ảnh những người lao động làng chài khỏe mạnh và đầy sức sống .
2.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt ,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia .
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối nhân - nguyệt , song tiền - song khích , minh nguyệt - thi gia tạo kết cấu đăng đối cho câu thơ . Không chỉ vậy , với cách sắp xếp : Nhân - song - nguyệt đã tạo sự ngăn cách thô bạo của nhà tù giữa người tù và đêm trăng gợi hiện thực nghiệt ngã .Điệp từ khán và biện pháp nhân hóa cũng thể hiện sự giao hòa với trăng , tìm đến trăng như người bạn tri âm tri kỉ . Ngoài ra còn có sự đối vị trí : tù nhân thành thi gia thể hiện Người là một nghệ sĩ có tâm hồn giao hòa với thiên nhiên , luôn vượt ngục về tinh thần để đến với tự do .
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
''Nhớ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe''
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Đó là những câu thơ trong bài thơ Quê Hương của nhà thơ Tế Hanh. Mỗi khi đọc những câu thơ này,lại hiện lên trong tâm trí em khung cảnh đông vui, tấp nập mà người dân vùng nơi đây trở về sau một ngày đổ bao nhiêu công sức đánh cá trên biển.
'' Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ, Khắp dân làng tấp nập đón ghe về'' Hai câu thơ đầu của khổ thứ 3 đã hiện lên hình ảnh, bức tranh đoàn thuyền tạm biệt bãi biển, trở về nhà sau một ngày làm việc. Bức tranh ấy hiện lên một nét đẹp giản dị, thân thương.Bằng cách sử dụng những từ láy như ''ồn ào'' ;''tấp nập'' đã thể hiện rõ sự đông vui của người dân nơi đây.Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe".Sau một ngày làm việc, họ rất vui mừng khi mình đã nhận được thành quả là những con cá tươi ngon thân bạc trắng, béo tròn.
2.
Hai câu thơ ấy không chỉ thể hiện tình cảm giữa trăng và người, mà còn thể hiện một vẻ đẹp tấm lòng, tâm hồn của Bác Hồ.Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song).
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK