Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. Bản phiên âm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
- Bản phiên âm và dịch thơ đều được viết ở thể thất ngôn tứ tuyệt, nhưng về ý nghĩa, bản dịch thơ chưa hoàn toàn sát với bản phiên âm. Điều này thể hiện rõ nhất ở câu cuối. Ở phần phiên âm và dịch nghĩa, câu cuối mang ý nghĩa: Bọn giặc xâm lược sẽ chuốc lấy "bại vong". Từ "bại vong" có nghĩa là thất bại và bị tiêu diệt hoàn toàn, làm rõ được sức phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta và cái giá phải trả khi xâm lược đất nước ta. Nhưng trong bản dịch thơ, từ "tan vỡ" không đủ để diễn tả được khí thế oai hùng cùng sức mạnh của nhân dân ta. Hay nói cách khác, tác giả muốn truyền đạt rằng "chỉ cần xâm phạm nước Nam sẽ thất bại và bị tiêu diệt" nhưng bản dịch thơ chỉ nói được "chỉ cần xâm phạm nước ta sẽ thất bại", không nói lên được cái giá đắng ngắt của việc xâm lược nước Nam ta.
2. Tác giả không viết là "Sông núi nước Nam, Nam nhân cư" mà viết "Sông núi nước Nam, Nam đế cư" là có lí do. Nếu viết "Sông núi nước Nam, Nam nhân cư", nó sẽ chỉ truyền tải thông điệp "Sông núi nước Nam có nhân dân nước Nam ở.". Còn nếu viết "Sông núi nước Nam, Nam đế cư", vừa khẳng định rằng địa phận nước Nam có dân Nam ở, vừa nhấn mạnh rằng, nước Nam là nước có vua, có chủ. Vua Quang Trung cũng đã từng nhấn mạnh điều này trong bài Dụ tướng sĩ: "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"
P/s: Xin tlhn cho nhóm. Chúc em học tốt
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK