Đề bài: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam:
A. Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Đề 1 : Cây lúa Việt Nam
Mở bài : Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa)
Thân bài :
- Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.
- Đặc điểm cây lúa :
+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.
+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.
+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.
- Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).
- Cách trồng lúa :
+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.
+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.
+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,... Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.
+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.
- Sản phẩm từ cây lúa :
+ Lương thực thiết yếu.
+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,...
+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò...
+ Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.
+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.
Kết bài : Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.
Đề 2 : Cây ... ở quê em.
Dựa vào dàn ý của Đề 1 để hoàn thiện bài.
Đề 3 : Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Loài chó)
Mở bài : Giới thiệu chó là loài động vật thông minh và tình cảm, là loài vật nuôi quen thuộc trong rât nhiều gia đình.
Thân bài :
- Đặc điểm, hình dáng : có 4 chân, lớp lông tùy từng loại mà có sự khác nhau, cơ thể chó dài và to, chiếc mõm dài thường hay lè lưỡi, đặc biệt chó có 3 mí mắt...
- Đặc tính :
+ Quá trình phát triển : mang thai trong bụng mẹ 60 – 62 ngày, sau 4 tuần tuổi có thể có 28 chiếc răng.
+ Tai và mũi cực thính, nhưng thị giác lại rất kém. Chó có 2 lớp lông, răng sắc nhọn, chạy rất nhanh
+ Đặc điểm sống : các tập tính, thói quen.
+ Vô cùng trung thành với chủ.
- Vai trò :
+ Trông giữ nhà cửa.
+ Thú cưng của con người.
+ Chó nghiệp vụ phục vụ điều tra.
Kết bài : Đánh giá chung về loài chó.
Đề 4 : Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em. (vẻ đẹp thắng cảnh chùa Hương).
Mở bài : Giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó và nét đặc sắc mà em muốn nói tới : vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hương.
Thân bài :
- Giới thiệu chung về vị trí địa lí của toàn bộ khu vực chùa Hương.
+ Dãy núi đá vôi tồn tại từ hơn 200 triệu năm mang vẻ đẹp kì thú với những tên gọi mang tính bí ẩn (Núi Long. Ly, Quy, Phượng...)
- Suối không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh.
- Động thực vật phong phú ,quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng.
- Các hang động huyền bí, ảo diệu.
- Những ngôi chùa đầy màu sắc tâm linh.
→ Khu thắng cảnh chùa Hương được hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời, có núi sông, có hang động có chùa chiền. Một khung cảnh kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Kết bài : Cảm nghĩ của em (tự hào về di tích, thắng cảnh).
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK