Trang chủ Hóa Học Lớp 9 Câu 1: *Với Phương trình hóa học tổng quát: Ví...

Câu 1: *Với Phương trình hóa học tổng quát: Ví dụ phản ứng khử oxit kim loại bằng $H_2$ , ngoài $H_2$ ra còn $CO$ , $C$ , ... .Nếu không muốn viết phản ứng kh

Câu hỏi :

Câu 1: *Với Phương trình hóa học tổng quát: Ví dụ phản ứng khử oxit kim loại bằng $H_2$ , ngoài $H_2$ ra còn $CO$ , $C$ , ... .Nếu không muốn viết phản ứng khử $H_2+O\rightarrow H_2O$. Viết Phản ứng khử khác theo $CO$ cũng được ạ các bạn! * Ngoài phản ứng khử ra còn những phản ứng như thế nào thì có thể viết được dạng PTHH tổng quát ạ! Lấy vài ví dụ giúp mình nhé! Câu 2 : Đề bài: Cho 2,32g Fe3O4 tác dụng với HCl dư thu được dd X.Cho X phản ứng với NaOh dư thu đc kết tủa Y.Nung kết tủa y cho đếnkhi khối lượng không đổi thu đc m g chất rắn.Tính m Bài làm ( Hình ảnh) * Các bạn chỉ mình từ chỗ bảo toàn nguyên tố $Fe$ Làm sao ra được $2Fe_3O_4\rightarrow 3Fe_2O_3$ $nFe_2O_3=\frac{3}{2}nFe_3O_4$ ạ!

Lời giải 1 :

Câu 1:

• Dựa theo đề nói dùng chất khử gì để viết $H_2$ hay $C$ hay $CO$

• Phản ứng tổng quát:

+ Phản ứng $HCl/H_2SO_4$ loãng tác dụng với oxit kim loại:

$2H+O\to H_2O$

Ý nghĩa: $H$ (từ axit) tác dụng với $O$ (trong oxit) tạo thành $H_2O$, mọi phản ứng $HCl/H_2SO_4$ loãng tác dụng với oxit kim loại đều sinh ra $H_2O$

(phân biệt với $H_2+O\to H_2O$ là phản ứng khử: khí hidro chiếm lấy $O$ trong oxit kim loại)

+ Dạng "gọi chung hỗn hợp": viết phản ứng tổng quát cho toàn bộ hỗn hợp do các chất trong hh tham gia phản ứng kiểu như nhau 

Ví dụ: Cho $Zn, Mg, Fe, Al$ tác dụng với $HCl$ dư thu được khí $H_2$ 

Gọi chung hh là $R$ (hoá trị $n$)

$\to $ PUTQ: $2R+2nHCl\to 2RCl_n+nH_2$

Câu 3:

Bài có hai cách làm:

* Cách 1 (dễ hiểu nhưng dài): viết tất cả PTHH, tính lần lượt $n_{Fe_3O_4}\to n_{\text{muối}}\to n_{\text{hidroxit}}\to n_{Fe_2O_3}$ 

Tổng có $6$ phản ứng xảy ra 

* Cách 2: bảo toàn nguyên tố 

Ta thấy: trước và sau chuỗi phản ứng, $Fe$ trong $Fe_3O_4$ ở trong $Fe_2O_3$ nung 

Do đó áp dụng BTNT:

$n_{\text{Fe ban đầu}}=n_{\text{Fe sau}}$

Hay $n_{Fe\text{ trong $Fe_3O_4$}}=n_{Fe\text{trong $Fe_2O_3$}}$

Ta có:

$1$ phân tử $Fe_2O_3$ có $2$ nguyên tử $Fe$

$\to 1$ mol $Fe_2O_3$ có $2$ mol $Fe$

Vì $2=2.1$ nên $n_{Fe\text{trong $Fe_2O_3$}}=2n_{Fe_2O_3}$

Tương tự, suy ra $2n_{Fe_2O_3}=3n_{Fe_3O_4}$

(cách viết nhanh biểu thức bảo toàn nguyên tố $Fe$: trong $Fe_3O_4$, chỉ số của sắt là $3$ nên muốn tính mol $Fe$ trong $Fe_3O_4$ ta nhân $3$ lần mol $Fe_3O_4$)

Thảo luận

-- Em cảm ơn anh nhiều ạ!
-- Em quên chưa chụp hình ảnh làm anh chắc phải giải ra nháp!
-- Lần này anh chỉ cần câu hỏi, đề ko cần
-- Dạ vâng anh ạ! Em cảm ơn anh rất nhiều ạ!
-- Có anh giải giúp em bài em thấy hiểu hơn! Anh đúng là người anh tốt với em và mọi người!

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK