Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn...

ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, t

Câu hỏi :

ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quí hơn độc lập, tự do”, " Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi"...Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và khối óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng." (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 53 ) Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn trích trên là ai? Câu 2 (1,0 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung cơ bản của phần trích trên. Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu nhận xét về phép lập luận trong câu văn sau: Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quí hơn độc lập, tự do', " Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi"... Câu 4 (1,0 điểm). Sau khi học xong văn bản có chứa đoạn trích trên, em học tập được ở Bác Hồ điều gì? Bản thân em thực hành làm theo những điều đã học ấy như thế nào?

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ''

- Tác giả là Phạm Văn Đồng

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Nội dung cơ bản: Nói về sự giản dị của Bác

Câu 3:

- Phép lập luận:

`+` Không có gì quý hơn độc lập, tự do

`+` Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi

`->` Tác dụng: Nhấn mạnh về chân lý Việt Nam là một, dân tộc là một và điều đó sẽ không bao giờ thay đổi. Không có gì có thể quý hơn độc lập và tự do

Câu 4:

- Bài học:

`+` Học tập theo đức tính giản dị của Bác

`+` Không xa hoa lãng phí

`+` Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi

`+` Sống theo cách độc lập và tự do

#nocopy

Chúc bn học tốt!!

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK