Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 “- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến...

“- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một

Câu hỏi :

“- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm nội ứng cho chúng, thì làm sao các ngươi cử động được?...” 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nêu tên tác giả viết những câu văn này? 2. Nhân vật trong đoạn văn trên đã mượn Binh pháp để nói với tướng lĩnh của mình: “Quân thua chém tướng” ? Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện đúng những điều mình đã nói? Chi tiết này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật? 3.Dấu hai chấm và ngoặc kép trong câu văn được gạch chân trong đoạn trích trên có công dụng gì? 4. Xét theo mục đích nói, câu văn “Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm nội ứng cho chúng, thì làm sao các ngươi cử động được?” là câu gì? Nêu ý nghĩa của câu văn đó? 5. Nói “Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm nội ứng cho chúng” thì “người trong kinh kì” là ai? Viết khoảng 5 câu văn nêu giới thiệu về “người trong kinh kì” trong hồi thứ 14.

Lời giải 1 :

1, Đoạn trích là lời nói của vua Quang Trung nói với Sở và Lân ở vùng núi Tam Điệp. Lời nói trong hoàn cảnh đó là khi vua Quang Trung đến núi Tam Điệp và Sở, Lân đem gươm ra chịu tội

Tác giả Ngô Thì Chí viết những câu văn này

2, Vua Quang Trung đã tha cho Sở, Lân vì nhà vua nhìn nhận ra được những yếu điểm, ưu điểm của họ và nhìn nhận được những công lao trước đó của Sở, Lân

Điều này đã càng khẳng định được rằng vua Quang Trung là một vị vua biết nhìn người, biết suy nghĩ chu toàn, thấu đáo, có tấm lòng độ lượng.

3,

Tác dụng: trích dẫn trực tiếp lời nói nào đó.

4,

Đây là câu nghi vấn

Ý nghĩa: trách móc, chỉ ra lỗi lầm cho Sở và Lân trong phương thức đánh giặc

5,

Người trong kinh kỳ chính là vua tôi Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống và bè lũ của nhà vua đều là những kẻ mạt hạ, bán nước và sẵn sàng dâng hiến đất nước cho nhà Thanh. Khi nghe tin vua Quang Trung tiến đánh, bè lũ Lê Chiêu Thống đã sợ hãi chạy trốn và lo thoát thân. Tình cảnh của chúng thực sự là thảm hại và đáng thương đến nhường nào. Cuối cùng, kết cục số phận của những kẻ hoàng tộc bán nước đó là lưu lạc, thảm hại, trở thành những kẻ lưu lạc ở Trung Hoa.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK