Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 xin các bạn giúp mk với là khi viết một...

xin các bạn giúp mk với là khi viết một bài văn thì cách cấu xé hay nói cách khác là lập dàn bài thế nào vậy câu hỏi 2204860 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

xin các bạn giúp mk với là khi viết một bài văn thì cách cấu xé hay nói cách khác là lập dàn bài thế nào vậy

Lời giải 1 :

*Lập dàn ý bài văn tự sự là xây dựng nên bộ khung cho câu chuyện mà mình sẽ viết hay sẽ kể.

  1.Đầu tiên, ta phải xác định được đề tài và chủ đề của bài viết

  2.Bước tiếp theo, ta tưởng tượng và phát ra những nét chính của cốt truyện dưa theo đề tài và chủ đề đã chọn. Thông thường, các tác phẩm tự sự truyền thống có kết cấu:

                           Trình bày – Khai đoạn – Phát triển – Đỉnh điểm – Kết thúc

   3.Sau đó, ta sẽ tiến hành lập dàn ý. 

   *Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện (hoàn cảnh xảy ra, không gian, thời gian diễn ra sự việc, các nhân vật tham gia vào sự việc…)

    *Thân bài: Kể diễn biến sự việc

  • Kể cụ thể các sự việc xảy ra theo trình tự tự nhiên, sự việc nào xảy ra trước kể trước cho đến khi sự việc kết thúc

  • Có thể kể theo trình tự đảo ngược: đưa kết quả sự việc ở thời điểm hiện tại lên trước, rồi dùng cách hồi tưởng để kể lại sự việc. Cách kể này có thể gây bất ngờ, hứng thú cho người đọc.

   *Kết bài: Kết thúc câu chuyện, trình bày ngắn gọn cảm nghĩ về truyện.

* Cách lập giàn ý cho văn nghị luận 

I. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .
* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:
1.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

2. Biểu hiện
– Trong gia đình
– Trong nhà trường
– Trong xã hội

3.Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề
– Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng ntn, đúng hay sau ?, tại sao lại như vậy?
-( Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.)
-( Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)
* Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.

4. Phân tích nguyên nhân của vấn đề

5. Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.

6. Ý nghĩa và hành động đúng
– Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.
– Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.

7. Mở rộng vấn đề ( nếu có)
– Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó can bổ sung, xem xét thêm điều gì?

III. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
– Liên hệ bản thân

* Cách lập giàn ý cho văn chứng minh:

1.    Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .
* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.2.    Thân bài: (Giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, chính xác theo một trình tự hợp lí).
- Luận điểm 1: (thường là trả lời câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa gì?)
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
-    Luận điểm 2: (thường là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
-    Luận điểm 3: (thường là trả lời câu hỏi: Phải làm gì?
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
3. Kết bài:
-    Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc.
-    Cũng có thể liên hệ với thực tế rút ra bài học cho bản thân.

Chúc bạn học tốt!!!!

Thảo luận

-- nghị luận hay thuyết minh cung giống vậy luôn hay sao ban
-- Đây là dành chung hết nha bạn.Nếu bạn muốn chi tiết hơn thì mình sẽ gửi cho bạn!!!
-- oki bạn gủi đi bạn
-- Chờ mình 5 phút nha!!!
-- uh bạn
-- Mình đã sửa câu trả lời rồi nha bạn!!! Nếu bạn có yêu cầu hay thắc mắc gì thì cứ nói ,mình sẽ giúp bạn!!!!

Lời giải 2 :

1. Mở bài gián tiếp:

  • Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)

2. Thân bài:

  • Tả bao quát:  Hình dáng, kích thước, màu sắc của đối tượng
  • Tả chi tiết:Tả các bộ phận của đối tượng 
  • Tả công dụng của đối tượng
  • Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đối tượng 

3. Kết bài mở rộng: 

  • Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

: từ 2-3 công dụng.Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ Đối tượng 

#canhdung99634#

Xin ctlhn ak

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK