Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 15: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa...

Câu 15: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây? A. Đêm dài, ngày ngắn B. Bầu trời có màu xám C. Cây cối trụi lá,

Câu hỏi :

Câu 15: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây? A. Đêm dài, ngày ngắn B. Bầu trời có màu xám C. Cây cối trụi lá, khẳng khiu D. Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường Câu 16: Chi tiết nào không sử dụng để tả cảnh mặt trời mọc? A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà B. Phía đông, chân trời đã ửng hồng C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng D. Ánh sáng mặt trời chói chang như ngàn ánh kim lấp lánh Câu 17: Nhân vật trung tâm trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? A. Anh đội viên B. Đoàn dân công C. Anh đội viên và Bác Hồ D. Bác Hồ Câu 18: Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trên bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” ? A. Lâm thâm B. Thâm trầm C. Trầm ngâm D. Nằng nặc Câu 19: Trong câu ca dao sau, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì: “Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” A. Chỉ người lao động B. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả C. Chỉ công việc lao động D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động Câu 20: Cho câu: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” . Đâu là chủ ngữ trong câu văn trên? A. Cây tre là B. Cây tre C. Cây tre là người bạn thân D. Cây tre là người bạn

Lời giải 1 :

Em xem đáp án:

Câu 15. D, Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường

`=>` Giải thích: Câu "Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường" dùng để miêu tả mùa hè. Nếu cho vào đoạn văn miêu tả mùa Đông thì đoạn văn sẽ trở lên lủng củng, không phù hợp với đề bài miêu tả

Câu 16. D, Ánh sáng mặt trời chói chang như ngàn ánh kim lấp lánh

`=>` Giải thích: Vì chi tiết này dùng để tả mặt trời khi đã lên cao và đang tỏa ánh sáng chói chang

Câu 17. D, Bác Hồ

`=>` Giải thích: Vì Bác là nhân vật trung tâm (nhân vật nắm giữ toàn bộ nôi dung hay tư tưởng của tác phẩm). Anh đội viên không là nhân vật trung tâm vì nhân vật này chỉ là nhân vật trữ tình (một loại nhân vật có thể bộc lộ cảm xúc, nỗi niềm trong thơ/ tác phẩm.

Câu 18. B, Thâm trầm 

`=>` Giải thích: Trong bài thơ này, từ "Thâm trầm" không xuất hiện. Lâm thâm (...Ngoài trời mưa lâm thâm.....). Trầm ngâm (...Vẻ mặt Bác trầm ngâm...). Nằng nặc (....Anh vội vàng nằng nặc....)

Câu 19. B, Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

`=>` Giải thích: Trong câu ca dao trên, từ "Mồ hôi" chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả của con người trong quá trình lao động.

Câu 20. B, Cây tre

`=>` Giải thích: Phân tích câu trên, ta có cấu tạo sau: 

Chủ ngữ: Cây tre

Vị ngữ: Là người bạn thân của nông dân Việt Nam

#xin hay nhất kkkk

Thảo luận

Lời giải 2 :

15D

16C

17C

18B

19B

20B  

xin ctlhn neu dc!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK