Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 17. “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi...

Câu 17. “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa) Câu thơ trên sử dụng kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cá

Câu hỏi :

Câu 17. “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa) Câu thơ trên sử dụng kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác D. Ẩn dụ phẩm chất. Câu 18. Dòng nào không nói đúng ý nghĩa của câu thơ “Ra thế-Lượm ơi!”? A. Sự đau xót của tác giả trước tin Lượm hi sinh B. Sự bất ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh C. Sự nghi ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh D. Câu hỏi và gọi Lượm Câu 19. Tác giả Tố Hữu gặp Lượm ở địa danh nào? A. Đồn Mang Cá B. Hà Nội C. Sài Gòn D. Hàng Bè (Huế) Câu 20. “Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá Câu 21. Bài thơ “Mưa” của Trần đăng Khoa được sáng tác năm nào? A. 1965 B. 1966 C. 1967 D. 1968 Câu 22. Thể loại văn bản Cô Tô là A. Kí B. Phóng sự C. Tự sự D. Hồi kí Câu 23. “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mong cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông” Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chính? A. Hoán dụ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa Câu 24. Dòng nào nói đúng nhất về vai trò thành phần chính của câu? A. Là thành phần giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn B. Là những thành phần luôn đi kèm với một số thành phần phụ C. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn D. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn Câu 25. Dòng nào nói đúng nhất về vị trí và vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam? A. Tre là một người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam ta B. Tre là một người bạn thân thiết của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam C. Tre gắn bó với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước D. Tre gắn bó với người nông dân trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong lao động sản xuất Câu 26. “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” Ý chính của đoạn văn trên là gì? A. Ca ngợi sự giản dị của tre B. Ca ngợi giá trị của tre C. Ca ngợi những phẩm chất cao quí của tre D. Ca ngợi vẻ đẹp chung của cây tre Câu 27. Đoạn văn “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Hoán dụ B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. So sánh Câu 28. “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” Đoạn văn trên có mấy từ láy? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 29. “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn? A. Một B. Hai C. Ba D. Không có Câu 30. Các từ: “lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” trong câu “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” là thành phần nào của câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Thành phần phụ D. Không thuộc thành phần nào

Lời giải 1 :

Câu 17: C

 -Phép ẩn dụ: Tiếng rơi rất mỏng

→ Sự chuyển đổi từ thính giác => thị giác khiến người đọc hình dung rõ nhất về  tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá, một tiếng rơi được cảm nhận bằng tấm lòng của người yêu cái đẹp và thiên nhiên.
Câu 18: D
- ' Ra thế' chỉ sự ngi ngờ về sự hy sinh của Lượm
- ' Lượm ơi' chỉ câu nói mà tác giả gọi Lượm
Câu 19: D
- Ở đoạn ' Ngày Huế đổ máu
                  Chú Hà Nội về
                 Tình cờ chú cháu
                 Gặp nhau Hàng Bè
Câu 20: B

- Câu ' Ngày Huế đổ máu' chỉ sự chiến tranh và những công lao hy sinh để bảo vệ Tổ quốc
Câu 21: C
- Ko biết thì mở phần Tác giả của bài Mưa nhé
Câu 22: A
- Thể loại Kí - (bút kí)
Câu 23: B

- Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là So Sánh :

+  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.  ( Chân trời - Tấm kính)

   +Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên

nhiên đầy đặn.      ( Mặt trời - Lòng đỏ quả trứng)
    + Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...

Câu 24; D
- Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn
Câu 25: D
- Tre gắn bó với người nông dân trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong lao động sản xuất
Câu 26: A

-> Xanh tốt: sức sống mãnh liệt

-> Mộc mạc, tươi, nhũn nhặn, lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc: vẻ đẹp giản dị của cây tre
Câu 27: B
- Tre - cứng cáp,dẻo dai,vững chắc
Câu 28: B
- Có từ: mộc mạc, nhũn nhặn, dẻo dai
Câu 29: C
         Các câu trong đây đều là câu trần thuật đơn

-Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
-Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
-Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."

               Các câu trong đây đều là câu trần thuật đơn
Câu 30:B

Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc

Chủ ngữ: tre

Vị ngữ: lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc

@Kieutrangpl12
#NOCOPY (Nếu copy xin link)
 ~ Xin ctlhn+cảm ơn+5sao nha ~

Thảo luận

-- ~ Xin ctlhn+cảm ơn+5sao nha ~

Lời giải 2 :

Đáp án:

Câu 17: 

C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 18:

D. Câu hỏi và gọi Lượm

Câu 19:

D. Hàng Bè (Huế)

Câu 20:

B. Hoán dụ

Câu 21:

C. 1967

Câu 22:

A. Kí

Câu 23:

B. So sánh

Câu 24:

D. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn

Câu 25:

B. Tre là một người bạn thân thiết của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam

Câu 26:

C. Ca ngợi những phẩm chất cao quí của tre

Câu 27:

B. Nhân hóa

Câu 28:

A. Hai

Câu 29:

C. Ba

Câu 30:

B. Vị ngữ

CHÚC BẠN HỌC TỐT :>

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK