Theo chị, đối với học sinh tiểu học để rèn luyện tạo lập văn bản nói cần :
+ Lập văn bản :
- Văn bản ở đây chỉ cần là một văn bản ngắn, đơn giản nhưng nội dung phải mạch lạc. Cụ thể :
* Có đầy đủ bố cục ba phần, chọn một nội dung chính để viết và có thể chọn một số dẫn chứng, ý tưởng từ các văn bản đã học trong chương trình, những mẩu chuyện ngắn sưu tầm trên mạng. Tránh lạc đề.
* Có thể vận dụng một số biện pháp tư từ như nhân hóa, so sánh,.. trong chương trình học để văn bản thêm thú vị.
* Viết tầm 1 trang để tránh lang mang, lạc đề. Nội dung súc tích và tiện cho phần nói.
+ Nói :
- Phải nắm được những ý chính mà văn bản viết ( tạo thành một dàn ý chi tiết của văn bản ) để dễ thuộc.
- Đoạn nào lỡ quên thì cho qua, nói phần tiếp theo để tránh ấp úng, bài bị ngắt quãng.
- Có thể thêm ý, chi tiết ngoài trong quá trình nói nhưng đừng nói quá nhiều dễ quên mục đích.
- Nói to, rõ rằng và khi nói nhìn dưới lớp ( chứ đừng nhìn đôi giày nha )
Chúc em học tốt ^.^
Trong phạm vi nhà trường phổ thông, chúng ta không đặt ra mục tiêu đào
tạo nên những người làm văn chương (những nghệ sĩ ngôn từ), mà tạo ra cho học
sinh một năng lực văn học (năng lực chiếm lĩnh khoa học về văn - bao gồm nhiều
lĩnh vực : văn học sử, lý luận văn học, khả năng cảm thụ, phân tích, giải thích tác
phẩm văn học.). Để đánh giá năng lực văn học của một học sinh, cần căn cứ trên
những mặt sau đây :
- Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn
học một cách chính xác.
- Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm :
+ Kiến thức về lịch sử văn học.
+ Kiến thức về lý luận văn học.
+ Kiến thức về tác phẩm văn học.
- Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như
những hiểu biết của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục theo
yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường.
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn đến việc rèn luyện
kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh, nhưng chưa trình bày những giải pháp cụ
thể, thiếu những dẫn chứng trong thực tế giảng dạy bộ môn và thiếu những khảo
sát năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THPT trong vài năm gần đây.
Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm
tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình
giảm tải, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài :
"Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ
thông". Trong đề tài này, người viết không có điều kiện trình bày chi tiết những
hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học và việc phân tích, cảm thụ, đánh giá tác phẩm
văn học, cũng như một số vấn đề về lịch sử văn học. Ở một chừng mực nhất định,
người viết xin được trình bày một cách khái quát một số kinh nghiệm về rèn luyện
kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông (THPT).
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK