Bn coi thử nha
1. Chữ Hán
– Theo quan điểm chính thức thì trước kia, người Việt (đúng ra là người Việt Mường) chưa có chữ viết. Tuy cũng có ý kiến cho rằng thời cổ người Việt đã từng có chữ viết riêng nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được bằng chứng. Như vậy, người Việt cổ sử dụng chữ Hán làm văn tự để ghi chép và giao dịch. Căn cứ vào những dấu vết còn giữ được trên các hiện vật khảo cổ- lịch sử thì chữ Hán đã đi vào tiếng Việt từ Thiên niên kỉ thứ nhất trước Công Nguyên. Đến những thế kỉ đầu sau Công Nguyên thì chữ Hán đã trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến trong bộ phận trí thức, quý tộc và quan lại người Việt.
– Từ thế kỉ X, sau khi giành được độc lập từ phong kiến Phương Bắc, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chủ trương dùng chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho) làm chữ viết chính thức. Với chủ trương này, chữ Hán đã được sử dụng làm phương tiện truyền đạt kiến thức trong giáo dục, trong thi cử và trong các hoạt động giao tiếp chính thức, kể cả trong việc soạn thảo và lưu giữ các văn bản. Trong thực tế, chữ Hán không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng mà chỉ được giảng dạy cho một số ít người muốn học hành để làm quan. Đa số nhân dân đều mù chữ.
Chữ Hán được người Việt sử dụng cho đến khoảng thế kỉ XVIII.
2. Chữ Nôm
– Tuy nhiên, ngay từ những thế kỉ trước , một loại chữ của Việt Nam đã bắt đầu được xây dựng và hoàn thiện – đó là chữ Nôm. Theo kết quả nghiên cứu tiếng Việt lịch sử thì Nôm có nghĩa là Nam được đọc chệch đi. Sự hình thành chữ Nôm là biểu hiện của ý chí độc lập dân tộc nhưng đồng thời cũng thể hiện sự mong muốn có được một loại chữ viết phù hợp với đặc điểm của tiếng Việt.
– Theo nhiều nhà nghiên cứu thì có thể chữ Nôm đã được bắt đầu sáng tạo vào khoảng thế kỉ VIII – IX nhưng phải đến thế kỉ X – XII mới được hoàn thiện. Chữ Nôm được xây dựng dựa trên chữ Hán, và quá trình xây dựng đó trải qua một số giai đoạn: Lúc đầu mượn thẳng chữ Hán để phiên âm các từ tiếng Việt và được dùng lẫn với các từ tiếng Hán, về sau người ta mượn các yếu tố của chữ Hán nhưng lắp ghép theo cách thức riêng để tạo ra một chữ Nôm, sau nữa là mượn một chữ Hán rồi thêm một kí hiệu phụ ở bên phải để lưu ý cách đọc theo âm Việt. Trong suốt thời gian từ thế kỷ thứ XI (thời Lý) đến thế kỷ XIV (thời Trần), nhờ sự nỗ lực của nhiều thế hệ người Việt, hệ thống chữ Nôm dần dần được hoàn thiện và trở thành văn tự chính thức bên cạnh chữ Hán. Trong các thế kỉ tiếp theo, chữ Nôm phát triển rất mạnh mẽ, và vào các thể kỉ XVII-XIX đã góp phần tạo ra một nền văn hóa chữ Nôm khá phong phú, gắn liền với những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…
3. Chữ Quốc ngữ
– Từ giữa thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền đạo. Trong khi truyền đạo, các giáo sĩ Phương Tây đã mượn mẫu chữ Latinh để ghi âm địa danh, danh xưng tôn giáo, tên người, hoặc từ ngữ trong giao tiếp. Dần dần, họ càng ngày càng chú ý đến việc ghi âm tiếng Việt theo chữ cái tiếng Latinh, gọi là tiếng An Nam. Các giáo sĩ không chỉ ghi âm tiếng Việt Đàng Ngoài mà còn cả tiếng Việt Đàng Trong, vì vậy một trong những cái nôi của chữ Việt gốc Latinh là Hội An thế kỉ XVII. Hội An vào thời kì này là cảng thị lớn nhất của Đằng Trong.
– Năm 1651 ở Rôma xuất hiện 3 công trình: Từ điển 3 thứ tiếng Việt Nam- Bồ Đào Nha – Latinh (dày 450 trang). Ngữ pháp tiếng An Nam bằng chữ Latinh (được in chung trong từ điển) ; Phép giảng tám ngày (cuốn giáo lí đạo Thiên Chúa) bằng hai thứ tiếng (song ngữ) Latinh-Việt; Nhờ những tài liệu này mà người châu Âu đã tiếp xúc được với tiếng Việt và có thể học tiếng Việt, trong khi người Việt vẫn đang dùng chữ Hán và chữ Nôm.
Chữ Quốc ngữ là hệ thống văn tự dùng để ghi âm dựa vào hệ thống chữ cái tiếng Latinh, có thêm các dấu phụ để ghi các âm đặc trưng của tiếng Việt, như các dấu ghi thanh điệu, dấu ghi nguyên âm ngắn, nguyên âm hơi hẹp.
– Quá trình hình thành chữ Quốc ngữ có sự đóng góp của nhiều người, ví dụ: Francesco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và cả một số người Việt, song Alecxandre de Rhodes – một giáo sĩ người Pháp – được coi là người đã có công tổng kết và hoàn thiện một bước việc xây dựng hệ thống chữ viết hiện nay của tiếng Việt – đó là chữ Quốc ngữ. Song việc hoàn thiện chữ Quốc ngữ đã diễn ra trong khoảng 3 thế kỉ. Người được coi là có công trong việc hoàn thiện cơ bản chữ Quốc ngữ là Pigneau de Behaine, người mà vào năm 1772 đã đưa ra những cải tiến quan trọng trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La, nhờ đó chữ Quốc ngữ có diện mạo gần giống với chữ Quốc ngữ đang dùng hiện nay. Tuy nhiên, phải đến khoảng giữa thế kỉ XIX thì hệ thống chữ Quốc ngữ mới thực sự giống như chữ Quốc ngữ ngày nay.
– A. de Rhodes được đánh giá rất cao về vai trò phát minh ra chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, ông không có công trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ cho người Việt. Vì vậy, từ năm 1651 đến 1866 (hơn 2 thế kỉ) chữ Quốc ngữ chỉ được phổ biến giữa các giáo sĩ và một ít giáo dân mà thôi.
Việc truyền bá chữ Quốc ngữ trước đây gặp nhiều khó khăn vì chính người Việt không muốn tiếp nhận nó. Họ cho rằng chữ Quốc ngữ là công cụ thống trị của người Pháp nên việc sử dụng chữ Quốc ngữ bị coi là đi ngược lại tinh thần chống Pháp của nhân dân. Đến năm 1882, chính quyền Pháp ở Nam Bộ ban hành Nghị định buộc các viên chức hành chính khắp Nam Kì phải thông hiểu chữ Quốc ngữ, đánh dấu thời điểm chữ Quốc ngữ được sử dụng chính thức tại Nam Bộ.
Nhờ sự tuyên truyền và tích cực sử dụng chữ Quốc ngữ của các trí thức Việt Nam, trong đó phải kể đến những người sáng lập ra phong trào văn chương ái quốc “Đông Kinh Nghĩa Thục”, dần dần nhiều người Việt Nam chấp nhận sử dụng loại chữ viết này vì họ thấy đây là loại chữ viết tiện lợi và rất dễ phổ biến.
Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước Việt Nam quyết định lấy chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức và thống nhất.
4. Một số từ ngữ viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên:
• Dà dèn lut (đã đến lụt)
• Da ăn nua, da an het (đã ăn nửa, đã ăn hết)
• Tuij chiam biet (Tôi chẳng biết)
• doij (đói)
Tiếng Việt, còn gọi là Việt ngữ, là ngôn ngữ chính thức của dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh) và cũng là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85%-90% dân số Việt Nam, cùng với hơn hai triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK