Câu $2$ : Sơ đồ tư duy : Bạn chú ý những ý sau để làm tốt sơ đồ tu duy
+ Viết những ý chính để tránh dài dòng , khó hiểu
+ Trình bày sạch sẽ , chú ý cách phân chia nhanh
+ Viết ý đính rồi phân nhánh để giải thích
Câu $3$ :
$1$ . Nội dung chính : Sự đồng cảm giai cấp , cơ sở để xây dựng tình đồng chí .
Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1948 , thời kì kháng chiến chống pháp .
$2$ . Câu thành ngữ : Nước mặn đồng chua
=> câu thành ngữ đã gợi một vùng ven biển bị ngập mặn , khó canh tác . -> Gợi ra cái nghèo , cái đói của người lính ( Người nông dân )
$3$ . Biện pháp tu từ : Ẩn dụ
=> Chỉ cái nghèo khó của miền quê ( Cụ thể câu thơ gợi lên hình ảnh một miền núi không màu mỡ , khô cằng khó để trồng trọt )
$4$ . Biện pháp tu từ : Điệp ngữ " Súng , đầu "
=> súng tượng trưng cho nhiệm vụ , đầu cho lí tưởng => Điệp ngữ súng đầu đã nhấn mạnh sự đồng tâm đều hướng về một mục đích ( bảo vệ đất nước ) và các anh luôn kề vai sát cánh bên nhau trong mỗi nhiệm vụ .
$5$ . Câu thơ cũng có từ " Tri kỉ "
Ánh Trăng
Vầng trăng thành tri kỉ
Nguyễn Duy
So sánh :
Giống : Ở hai bài thơ tình tri kỉ đều hướng về một tình cảm ( Tri kỉ , hơn cả bạn bè , tri kỉ là khi đồng hành cùng nhau trên một quản đường dài , hiểu thấu nhau ) . Tình tri kỉ ở hai câu thơ đều được gầy dựng qua thời gian , qua những ngày tháng gian khổ bên nhau .
Khác : Ở bài " Đồng chí " Tình tri kỉ là giữa người đối với người . Bài " Ánh trăng " là giữa người với ánh trăng .
$6$ . Cấu trúc sóng đôi " Quê hương anh - làng tôi , nước mặn đồng chua - nước cày lên soi đá "
=> Nhấn mạnh sự đồng cảm về giai cấp của người lính , anh và tôi đều xuất thân nghèo khó , bị cái nghèo của chiến tranh bao phủ .
$7$ . Đồng chí!”
=> Câu cảm thán ( cấu dấu ! )
=> tác dụng :
+ Làm nổi bật tình đồng chí ( Đồng chí - tiếng gọi thiêng liêng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp , Mỹ , là kết tinh của tình đồng đội )
+ Làm bản lề , nối liền giữa phần đầu và phần sau , giúp bài thơ được liên kêt chặc chẽ , thống nhất .
+ Đồng chí câu thơ vang lên như một nốt nhạc và cả bài thơ là một bảng nhạc ca ngợi tình đồng đội , đồng chí thiêng liêng .
@@@@học tốt nhé !
Câu 1:Học thuộc
Câu 3:
1.Nội dung chính của đoạn thơ là:cơ sở hình thành nên tình đồng chí.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là:bài thơ"Đồng chí"được sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
2.Một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên là:Nước mặn đồng chua
Giải thích:là đồng bằng ven biển,vùng nước bị nhiễm mặn,nhiễm phèn,khó sinh sống và làm ăn.
3.Câu thơ"Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"sử dụng biện pháp tu từ là:nói quá
Tác dụng:
-Làm cho câu thơ trở nên ấn tượng,tăng sức biểu đạt hơn.
-Thể hiện vùng đất"làng tôi"cũng giống như"quê anh"cũng đều là những nơi thực vật khó sinh sống,động vật khó sinh sôi nảy nở.Để rồi từ đó hai người lính dần hiểu về hoàn cảnh của nhau,dần thấu hiểu cuộc sống khổ cực của nhau,từ đó,tạo nên tình đồng chí sâu sắc.
4.Biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"là:điệp từ"súng","đầu"
Tác dụng:
-Nhằm nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của chiến tranh nên lúc nào hai người lính cũng phải cầm súng trên tay để sẵn sàng chiến đấu khi có địch
-Bên cạnh đó cũng nhấn mạnh tình đồng chí,cùng chung lí tưởng,sự đồng tâm,đồng lòng của hai người lính.
5.Giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”:là đôi bạn thân,luôn thấu hiểu mình,thấu hiểu bạn,sống vui vẻ hòa đồng với nhau.
Chép chính xác một câu thơ trong một bài thơ đã học có từ “tri kỉ”là:"Vầng trăng thành tri kỉ"
-Tên tác giả:Nguyễn Duy
-Tên văn bản:Ánh trăng
Giống nhau:Đều thể hiện sự khăng khít,gắn bó
Khác nhau:
-Bài đồng chí từ"tri kỉ"là tình bạn giữa hai con người với nhau đó là hai người lính.
-Bài ánh trăng từ"tri kỉ"là tình bạn giữa con người và thiên nhiên,giữa người lính với ánh trăng.
6.Cấu trúc song đôi được sử dụng trong đoạn thơ là:"quê anh"-"làng tôi"
Tác dụng:
-Diễn tả sự gắn bó khăng khít,keo sơn của hai người lính
-Thể hiện một tình bạn đẹp trong tâm hồn con người lính với nhau.
7.Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu:đặc biệt dùng để cảm thán
Tác dụng:
-Là bản lề khép lại một đoạn thơ và mở ra một trang mới cho tình đồng chí
-Nhấn mạnh một thứ tình cảm đẹp và thiêng liêng,trong sáng của con người
-Là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người,cùng thấu hiểu,cảm thông của tình đồng chí.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK